Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế: Vào mùa đông, nếu trời lạnh dưới 10oC, chúng ta chỉ nên tắm với tần suất khoảng 2-3 ngày/lần. Nhưng với những người có làn da ít nhờn thì có thể tắm 3-4 ngày/lần. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến “vùng kín” cũng như khu vực dưới cánh tay, kẽ chân là những vị trí chứa nhiều vi khuẩn.
Nhiều người có thói quen kéo dài thời gian tắm vào mùa đông. Điều này hoàn toàn phản khoa học. Bởi thời gian tắm trong mùa đông theo các bác sĩ chỉ nên kéo dài trong vòng 5-7 phút nếu sử dụng vòi hoa sen, còn nếu dùng bồn tắm thì thời gian có thể lâu hơn, vào khoảng 20 phút.
Cần nhớ, khi tắm bằng nước nóng thì phòng tắm phải được che chắn kín gió, tuyệt đối không mở cửa sổ, cửa chớp quá rộng để cho gió lạnh lùa vào. Bởi khi hơi nóng kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ làm bạn bị trúng gió, phải cảm, thậm chí dẫn tới đột quỵ, nếu như sức khỏe của người đang tắm lúc đó không tốt.
Tuy nhiên, bạn không nên khóa cửa nhà tắm quá chặt vì vào mùa đông, có rất nhiều người bị cảm khi đang tắm. Việc khóa cửa nhà tắm sẽ gây khó khăn cho người khác khi thực hiện quá trình ứng cứu.
Các bác sĩ cũng cho biết quy trình tắm đảm bảo cho sức khỏe gồm: Rửa mặt, tắm toàn thân rồi gội đầu. Việc gội đầu xong mới tắm sẽ tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vùng, dẫn đến tình trạng máu không thể hoặc khó lưu thông có thể gây choáng.
Để tránh bị đột tử hãy nắm vững 5 nguyên tắc cơ bản khi tắm vào mùa đông:
Đồng thời, hãy ghi nhớ những điều dưới đây mỗi khi tắm vào ngày lạnh:
- Tuyệt đối nói không với tắm nếu ăn no.
- Không nên tắm sau khi sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia… kể cả dùng nước nóng vì bạn sẽ dễ bị cảm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng đối với người bị đột quỵ.
- Hãy để cơ thể làm quen với nước (kể cả nước ấm) trước khi tắm bằng cách xả nước vào 2 chân, sau đó mới dần dần xả lên đến đầu.
- Không tắm nước quá nóng vì bạn có thể bị khô da, mất nước, nứt nẻ da
N.H(tổng hợp)
Post a Comment