Các bác sĩ cho biết, có rất nhiều tác nhân gây kích thích hốc mũi, làm cho các tuyến chế tiết tăng cường sản xuất dịch. Dịch được sản xuất ra nhiều hơn bình thường, từ đó gây nên hiện tượng chảy nước mũi như: Thời tiết; sự xâm nhập mạnh mẽ của vi khuẩn (khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm); xuất hiện dị vật trong mũi, chẳng hạn lông thú, đất, cát…; khối u lành tính hoặc ác tính; bụi bẩn, hóa chất.
Nước mũi có chứa máu là một trong những triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần sớm đến bác sĩ kiểm tra. (Ảnh minh họa: Internet). |
Trên báo VnExpress, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung ương đã hướng dẫn cách phòng ngừa sổ mũi, viêm mũi và viêm mũi dị ứng. Cụ thể như sau:
- Mọi người, nhất là với trẻ nhỏ, cần ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng nhằm ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Chúng ta nên giữ nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mùa lạnh cần mắc ấm khi ra khỏi nhà.
- Khi phương tiện chính đi lại vẫn là xe máy thì chúng ta cần đeo khẩu trang khi ra đường, thường xuyên xịt nước biển sâu để làm sạch niêm mạc mũi họng.
- Nước biển sâu với vòi xịt phun sương có chứa khuynh diệp và bạc hà sẽ giúp phân tán những hạt mịn giàu khoáng chất đi sâu rộng vào khoang mũi, giúp sát khuẩn mũi họng, loại bỏ bụi bẩn, dị nguyên và vi khuẩn. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh cần làm sạch chất nhầy trong mũi với nước biển sâu, điều đó giúp làm long đờm, giảm ho, sát khuẩn và giảm phù nề đường hô hấp.
Ta thường nói “hắt hơi, sổ mũi” với ý xem nhẹ tình trạng này. Ngoài việc làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp, sổ mũi còn là biểu hiện của các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm thanh khí phế quản...
Những dấu hiệu sổ mũi cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo Trí Thức Trẻ gồm có:
- Chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày.
- Chảy nước mũi kèm sốt cao.
- Nước mũi có chứa máu.
- Nước mũi màu xanh hoặc vàng kèm đau hoặc không đau vùng mặt, đau đầu, sốt có thể là viêm xoang do vi khuẩn.
- Sổ mũi liên tục và có vị mặn sau chấn thương đầu.
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sổ mũi kèm sốt.
- Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khi bú mẹ, bú bình.
Khi thấy những biểu hiện trên, người bệnh cần khẩn trương đi khám để xác định chính xác bệnh và điều trị sớm.
N.H(tổng hợp)
Post a Comment