Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca (năm 2000) lên 126.000 ca (năm 2010) và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca (vào năm 2020).

Bệnh ung thư có thể điều trị khỏi?

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc bệnh viện K Trung ương, ung thư là bệnh đa hình thái, có trên 200 loại ung thư khác nhau và ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng có đến 50% số bệnh ung thư có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Các bệnh - Ghép tế bào gốc có chữa khỏi ung thư?

Xét nghiệm ung thư gan (Ảnh minh họa).

 Chỉ cần xét nghiệm máu là phát hiện ra ung thư?

GS. Đức cho biết, khi xét nghiệm máu, người ta có thể phát hiện ra một số chất chỉ điểm như AFP, PSA, CEA... để phát hiện ung thư, tuy nhiên những chất chỉ điểm này không đặc hiệu. Người thầy thuốc chỉ định xét nghiệm máu trong một số trường hợp đặc biệt.

Nam giới trên 50 tuổi cần xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm, nếu chỉ số cao thì cần tiếp tục siêu âm, sinh thiết... để chẩn đoán. Với chị em phụ nữ có thể tự kiểm tra ngực sau khi sạch kinh, nếu phát hiện bất thường cần đi khám ngay. Cổ tử cung, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 năm 1 lần.

Đối với những người có nguy cơ cao nên đi sàng lọc phát hiện sớm như người hút thuốc lá, bị bệnh đại tràng, viêm gan mạn tính, viêm dạ dày, người bị rối loạn kinh nguyệt, người béo phì... nên đi khám định kỳ.

Ghép tế bào gốc có chữa khỏi ung thư?

Tế bào gốc là gốc rễ của các tế bào sinh ra các tế bào khác. Có 2 loại tế bào gốc là tế bào gốc từ bên ngoài có thể thu thập ở máu cuống rốn hoặc lấy từ người khác. Bên trong có thể lấy tế bào gốc từ tủy xương hoặc máu ngoại vi. Trừ ung thư máu, khi điều trị sử dụng hóa chất, thuốc, phóng xạ để diệt các tế bào máu bị ung thư đi, các tế bào miễn dịch, tế bào ung thư, hồng cầu, bạch cầu bị tiêu diệt, người ta đưa tế bào gốc vào để phục hồi, sản sinh ra tế bào máu. Còn các loại ung thư khác, tế bào gốc không chữa được ung thư.

GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, sau khi chữa ung thư bằng các phương pháp hóa chất hay phóng xạ, cơ thể suy sụp, mất sức đề kháng, người ta đưa tế bào gốc vào để gây dựng lại, phục hồi lại các tế bào máu, hồng cầu, bạch cầu, tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, tế bào gốc không chữa được ung thư mà chỉ là để phục hồi sau điều trị ung thư.

N.Giang

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top