Đừng quên những biểu hiện này

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi dễ lây lan và lây lan trong cộng đồng rất nhanh qua đường hô hấp hoặc lây qua vật trung gian: Tiếp xúc dịch khi dùng chung khăn rửa, bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa… có chứa dịch của người bệnh sởi.

Những người đã từng bị sởi hoặc đã tiêm vắc-xin phòng sởi thông thường sẽ có miễn dịch cả đời và không bị lây nhiễm từ người bệnh sởi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp chưa có kháng thể virus sởi trong máu thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ rất cao, lên tới hơn 90%.

Các bệnh - Bệnh sởi: Dấu hiệu không thể bỏ qua và cách phòng tránh tốt nhất

Để phòng bệnh sởi tốt nhất, cần luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ... (Ảnh minh họa).

Bệnh sởi thường diễn biến theo 3 giai đoạn. Ở giai đoạn 1 là thời điểm ủ bệnh, bệnh nhân không có biểu hiện gì cho dù đã nhiễm phải virus sởi. Giai đoạn 2 là lúc bệnh xuất hiện những biểu hiện bệnh lí như mệt mỏi, chán ăn, sốt, đau đầu, đặc biệt nước mắt và nước mũi sẽ xuất tiết nhiều hơn, mắt đỏ… Bệnh nhân có thể nhầm với bệnh cảm thông thường.

Ở giai đoạn 3, giai đoạn phát ban, sốt cao và kết thúc bệnh lí, bệnh nhân có thể sốt tới 39 độ C. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng sốt cao có thể kéo dài. Hiện tượng nổi ban thường xuất hiện trong khoảng 1-2 ngày, phát ban toàn cơ thể hoặc không toàn cơ thể.

Các nốt ban sẽ thường mọc từ phần đầu, tóc, vùng tai, dùng tay sờ lên bề mặt da phát ban sẽ thấy cồm cộm mà không được nhẵn như bình thường. Nốt ban không có mủ, không đau, không ngứa. Hiện tượng phát ban mất dần đi hay mọc từ đầu và lan hết xuống chân thì kèm theo sốt cũng giảm hơn.

Làm gì để không bị sởi xâm nhập

Chuyên gia y tế khuyến cáo, người mắc bệnh sởi, ngoài việc ăn uống đủ chất để nhanh hồi phục sức khỏe, thì hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên nên kiêng đồ tanh, lạnh.

Để phòng bệnh sởi tốt nhất, cần luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh tiếp xúc chỗ đông người vào mùa dịch, cách ly với người bệnh…

Cần lưu ý, dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ.

Hiện nay, tại các cơ sở y tế đã có vắc-xin phòng sởi, cha mẹ nên tiêm cho trẻ nhỏ theo quy định của bộ Y tế. Còn với người lớn, nên đi xét nghiệm nếu chưa có kháng thể trong máu thì đi tiêm để phòng bệnh.

T.C (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top