Thời tiết thu - đông với đặc trưng độ ẩm không khí cao, nhiệt độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của người trẻ và người già.
Người già dễ mắc phải những cơn đau tim vào mùa đông. |
Câu hỏi: Xin hỏi bác sĩ những bệnh nào thường mắc phải vào mùa này? Cách phòng chống như thế nào?
Trả lời: Ths, Bác sĩ chuyên khoa Phạm Thị Việt Phương – trường cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Những ngày gần đây, thời tiết các tỉnh miền Bắc đã bắt đầu chuyển lạnh và đây chính là môi trường lý tưởng cho các loài vi khuẩn gây bệnh phát triển. Việc thay đổi thời tiết thu - đông khiến cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi nên dễ mất thân nhiệt ổn định, ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng bị giảm mạnh. Trẻ em và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh như: Cảm lạnh, viêm họng, đau nhức xương khớp, da khô nứt nẻ, hạ thân nhiệt...
Bệnh cảm lạnh: Bộ máy hô hấp thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết đặc biệt là khí lạnh kèm theo các tác nhân gây bệnh như virus xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh cảm lạnh. Triệu chứng của bệnh là toàn thân đau ê ẩm, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh, ho, mệt mỏi, ăn uống kém.
Biện pháp: Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng mũi họng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường uống nước cam, chanh, nước lọc để giải độc cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Viêm họng: Viêm họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.
Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Bởi vì nước muối có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.
Bệnh đau nhức xương khớp: Thời tiết lạnh khiến cho các bệnh về khớp dễ tái phát với triệu chứng điển hình là đau nhức các khớp như: Khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân… Bệnh kéo dài có thể dẫn tới cứng khớp, khó cử động, dính khớp và mất dần chức năng vận động của khớp gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Do vậy, vào mùa đông, cơ thể cần luôn giữ ấm, đeo găng tay, tất chân và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh đồng thời kết hợp với việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng chống bệnh, giảm đau nhức cho người bệnh.
Bệnh da khô, nứt nẻ, viêm da: Độ ẩm không khí cao vào mùa đông khiến quá trình trao đổi qua da kém, da dễ bị khô ráp, thậm chí bị nứt nẻ, nhất là những bạn có làn da khô.
Giải pháp: Uống đủ nước, dùng kem dưỡng ẩm, đắp mặt nạ dưỡng da như mặt nạ chuối, mặt nạ dưa leo, mặt nạ trứng, mặt nạ mật ong, bổ sung các vitamin như A, D, E, C thông qua thực phẩm như gan động vật, sữa, bơ, mầm ngũ cốc,… và một số loại hoa quả khác.
Bệnh đau tim: Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông, đặc biệt đối với những người ngoài 50 tuổi. Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể.
Giải pháp: Bạn nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 27 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.
Ths, Bác sĩ Y khoa Phạm Thị Việt Phương – trường cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên: Để phòng tránh các bệnh trên thì người già và trẻ nhỏ luôn phải giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ, họng, uống đủ nước, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…. Ngoài ra, người cao tuổi nên dành khoảng 20 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày một tuần sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm một nửa nguy cơ bị cảm lạnh mùa đông, đồng thời cũng giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh và phục hồi cơ thể sau thời gian bị bệnh.
Post a Comment