Mới đây, bà mẹ bốn con Jodie Norton ở Mỹ chia sẻ trên blog cá nhân của mình câu chuyện các con chị đã thoát được một nhóm bắt cóc bốn người, theo  Familyshare.

Vào một buổi sáng, Norton thấy đau bụng dữ dội. Chị đành phải đem theo 4 con mình cùng đến bệnh viện.

Trước khi vào phòng cấp cứu, chị để hai con lớn (10 tuổi và 8 tuổi) đứng ngoài sảnh, dặn 5 phút sau sẽ có bạn thân của chị tới đưa đến trường. Còn hai con nhỏ, Norton vội vàng "cắp nách" đi vào phòng cấp cứu.

Người bạn của Norton tới trễ 40 phút và trong khoảng thời gian đó đã có 3 người lạ mặt tiếp cận hai con chị. 

Chúng hỏi hai cậu bé giúp họ tìm một người đàn ông trong phòng vệ sinh. Anh này vì sợ bác sĩ chữa bệnh mà trốn vào đó. Những người lạ nói, họ cần sự giúp đỡ của hai cậu bé để thuyết phục người đàn ông kia đi ra cho bác sĩ khám.

hai-dua-tre-thoat-khoi-ke-bat-coc-nho-mot-chieu-don-gian-cua-me

Chị Norton và các con.

Chiêu này có vẻ rất thú vị với các em bé. Nhưng với hai cậu bé này, nhờ đã được mẹ dạy nên các em không rơi vào bẫy. Hai anh em đồng thanh đáp: "Không, cảm ơn". Cho dù ba người kia hỏi bao lần và nịnh nhiều kiểu, hai anh em vẫn nói câu đó.

Chiều về, lũ trẻ kể với mẹ về chuyện chúng đã trải qua. Chúng thậm chí còn nhìn thấy "người đàn ông sợ bác sĩ" cùng lên xe với ba người kia. Nhờ nói "Không, cảm ơn" rất kiên quyết, những kẻ lạ mặt không còn cách nào khác là bỏ cuộc.

"Mẹ ơi, con biết họ là những người gian xảo vì họ nhờ chúng con giúp đỡ. Người lớn không bao giờ hỏi sự giúp đỡ từ trẻ con cả", hai anh em nói với mẹ.

Với khái niệm "tricky people" (người gian xảo, người xấu), đứa trẻ biết những người này rất nguy hiểm. Chính khái niệm này đã cứu hai con của Norton.

Nếu chúng ta dùng thuật ngữ "người lạ", trẻ sẽ nghĩ tới những người có vẻ ngoài hung dữ hoặc đáng sợ. Nhưng thực tế, đối tượng bắt cóc trẻ em thường dùng chiêu thân thiện, cố gắng xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ.

Sử dụng khái niệm "người xấu" sẽ cho phép trẻ biết những kẻ bắt cóc đang muốn cái gì đó nhiều hơn từ trẻ, đó chính xác là những gì cha mẹ cần nhấn mạnh.

Khái niệm này được chuyên gia Patty Fitzgerald đưa ra. Cô khuyên các bậc cha mẹ dừng ngay việc nói với con: "Không được nói chuyện với người lạ", bởi sớm muộn gì bọn trẻ cũng giao tiếp với họ một ngày nào đó. Hãy dạy con mình cách nhận biết những người lạ nào thì an toàn đối với chúng.

Một trong những biểu hiện của kẻ xấu chính là quy tắc: "Người xấu thường tiếp cận trẻ em và đề nghị được giúp đỡ". Người lớn nhưng lại cần sự giúp đỡ của trẻ em - như vậy là bất thường. Khi ai đó cần sự giúp đỡ, họ sẽ hỏi một người lớn khác chứ không phải một đứa trẻ.

Ngoài ra, dạy thêm con cái của bạn địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ và dạy trẻ "cơ thể con là của riêng con". Hãy nói "không" thật dõng dạc khi có ai chạm vào con. Nó sẽ bảo vệ con khỏi những nguy cơ tiềm ẩn và giúp trẻ tự tin.

Bảo Nhiên 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top