Ở Nhật, việc tắm rửa ngoài tác dụng làm sạch cơ thể còn mang ý nghĩa thư giãn sau một ngày dài làm việc. Nhà tắm và nhà vệ sinh thường được tách riêng để đảm bảo chủ nhà có được không gian sạch sẽ, thơm tho.

tai-sao-nha-tam-o-nhat-hay-co-mot-chiec-ghe-nho

Nhà tắm hiện đại nhưng vẫn có ghế, chậu, gáo nước để làm sạch cơ thể. Ảnh minh họa: Gregman.

Nếu bạn ở trong một khách sạn hiện đại, bạn sẽ có lựa chọn tắm bồn hoặc vòi hoa sen. Tuy nhiên, khi bạn tới các nhà nghỉ truyền thống hoặc nhà một số người dân, bạn sẽ được hướng dẫn làm sạch cơ thể theo kiểu Nhật. Trong khu tắm rửa luôn có thêm một chiếc ghế nhỏ kèm theo chậu, gáo nước.

Bố trí nhà tắm trong các hộ gia đình cũng tương tự các nhà tắm công cộng (sento) hoặc suối nước nóng (onsen). Việc làm sạch cơ thể kiểu Nhật gồm 4 bước. Đầu tiên, bạn ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, sử dụng nước ấm trong thùng, chậu hoặc vòi hoa sen để làm ướt người. Sau đó, bạn vào bồn tắm để ngâm người.

Tiếp theo, bạn lại ra ngồi ghế, bôi xà phòng, kỳ cọ và dội nước cho hết lớp bọt. Cuối cùng, khi cơ thể đã sạch, bạn vào trong bồn tắm để nằm thư giãn. Bạn không được để xà phòng còn dính ở cơ thể, làm bẩn nước trong bồn.

Trước đây, để tiết kiệm nước, các thành viên trong nhiều gia đình ở Nhật còn sử dụng luôn nước tắm của người khác. Bởi vậy, nếu bạn sử dụng xà phòng và kỳ cọ người, nước trong bồn sẽ bị bẩn và người kế tiếp sẽ không thể sử dụng.

Hiện tại, việc tái sử dụng nước như vậy không phổ biến nữa nhưng người Nhật vẫn duy trì thói quen cũ để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ cho bồn tắm chung. Bởi vậy, các gia đình vẫn giữ lại chiếc ghế nhỏ.

Lam Huyền

Chia sẻ căn nhà và vườn cây của bạn tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top