Thưởng thức cà phê vào sáng sớm hay bất cứ lúc nào bạn hẹn hò bạn bè, làm việc căng thẳng là thói quen của rất nhiều người. Bởi cà phê không chỉ thơm ngon mà còn giúp bạn tỉnh táo và hứng khởi hơn để làm việc. Tuy nhiên, ít ai biết, uống cà phê lúc đói lại có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như vậy.

Dưới đây là những lý do khiến bạn cần phải cân nhắc khi uống cà phê, đặc biệt là lúc bụng trống rỗng:

Gây tăng axit trong dạ dày

Cafein trong cà phê có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị. Uống một cốc cà phê khi đói sẽ làm cho hàm lượng axit trong ruột tăng lên đáng kể. Bởi, dạ dày thường tiết ra axit hidroclorid (HCl) ở mức độ vừa và phải nhằm giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Khi thức ăn chưa được đưa vào dạ dày, loại axit này thường đọng lại, khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương.

Uống cà phê lúc đói sẽ làm tăng lượng axit tiết ra, đây là nguyên nhân khiến các loại bệnh về đường ruột như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu hay loét dạ dày phát triển.

Trầm cảm

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng với hi vọng đầu óc sẽ tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, uống cà phê khi đói sẽ làm giảm khả năng xử lý chất dẫn truyền thần kinh serotonin, một loại hormone điều khiển cảm xúc tích cực của con người.

Khi não bộ không tiếp nhận hormone này, nó sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng như lo lắng và trầm cảm. Hơn nữa, uống cà phê khi đói còn kích thích sản sinh ra các hormone căng thẳng cortisol và andrenaline trong máu, từ đó càng làm trầm trọng các triệu chứng kể trên. Hậu quả là bạn trở nên bồn chồn, hồi hộp và luôn có cảm giác mệt mỏi.

Mất nước

Theo Tiến sĩ Adam Simon, uống cà phê khi bụng đói sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông nước trong cơ thể, làm cơ thể tiêu hao nước nhanh hơn so với bình thường.

Và nhiều người lại chọn cách uống cà phê để giải tỏa cơn khát, càng làm cơ thể mất nước nhanh hơn.

Thời điểm thích hợp uống cà phê

- Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thời điểm lý tưởng để một cốc cà phê có thể phát huy tối đa tác dụng là sau khi bạn vừa ăn bữa sáng, trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến trưa.

- Uống cà phê qúa trễ, sau 6 giờ chiều là một trong các lý do dẫn đến mất ngủ, dù là chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định được tác dụng ức chế trung khu ngủ của cà phê. Theo các nhà nghiên cứu ở Úc, thường thì cà phê không gây mất ngủ hẳn, nhưng làm giảm độ sâu của giấc ngủ, làm mất giấc mơ, nghĩa là cản trở chức năng của giấc ngủ và nhất là gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy. Vì vậy, sau 6 giờ chiều, bạn đừng nên uống cà phê.

Một số lợi ích của cà phê

Cà phê là hoạt chất hiệu quả để chống suy nhược thần kinh. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh cà phê có tác dụng ngăn chặn ung thư đường ruột, bởi trong cà phê có chất trung hòa độc tố trong khung đường ruột. Các nhà nghiên cứu ở Canada đã chứng minh tác dụng phong bế tế bào ung thư của cà phe trong mô hình thực nghiệm.

Cà phê đen, không đường, không sữa còn có tác dụng ổn định huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi có huyết áp dao động bất thường.

Cà phê còn có tính kháng khuẩn trong vòm miệng và ngăn ngừa hư răng nhờ lượng chất chát rất cao. Uống cà phê thật chậm hay thậm chí dùng nước giảo cà phê để súc miệng là biện pháp hữu hiệu để khỏi hư răng.

Những người cần nói không với cà phê

Phụ nữ mang thai: Khi người mẹ uống cà phê, chất cafein có thể trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và hưởng đến sức khỏe của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy cafein thể kìm hãm sự phát triển của thai thông qua các tác động bất lợi lên hệ tim mạch và hệ sinh sản. Những người mẹ uống nhiều cà phê lúc mang thai thường có các em bé nhẹ cân hơn so với người không uống.

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: Cafein có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng chuyển hóa và chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn yếu, do đó sẽ khiến trẻ khi bú sữa mẹ có thể phát sinh tâm trạng căng thẳng, dễ cáu, lo lắng hoặc hiếu động. Trường hợp thèm quá thì cũng nên cho bé bú trước khi bạn uống cà phê, đồng thời uống bổ sung thêm nhiều nước sau đó để loại bớt chất cafein ra ngoài.

Người khó ngủ: Cafein sẽ giảm thời gian ngủ của con người, gây khó ngủ, tăng số lần tỉnh giấc, giảm độ sâu của giấc ngủ. Uống cà phê thường kèm theo lợi tiểu, cần uống thêm nước, do đó việc đi tiểu nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trước khi chuẩn đoán u tủy tuyến thượng thận: Tủy ở tuyến thượng thận sẽ tổng hợp thành adrenalin, mà adrenalin sẽ bị monoamin oxydase phân giải. Sản phẩm phân giải của nó có thể làm căn cứ chẩn đoán u tủy tuyến thượng thận. Sau khi uống cà phê, quá trình phân giải adrenalin trong máu và nước tiểu tăng lên, do vậy có tạo thành dương tính giả đối với u tủy tuyến thượng thận. Hai ngày trước khi thử nước tiểu, ngoài việc không uống cà phê, còn phải kiêng không uống trà, ăn quýt, chocolate, mứt hoa quả, rau câu…

Người mắc bệnh động kinh: Cafein có thể kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây co rút mạch máu, giảm lưu lượng máu ở não, rất bất lợi với người mắc bệnh động kinh.

Người dùng thuốc an thần: Uống cà phê trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc an thần.

Người mắc bệnh loét đường tiêu hóa: Cafein sẽ kích thích tiết acid gastric, bất lợi đối với quá trình bình phục của bệnh nhân.

Người mắc bệnh đái tháo đường: Cafein có thể giảm quá trình tiết insulin trong tuyến tụy, giảm lượng dung nạp glucose khiến đường huyết tăng lên.

Người mắc bệnh cao huyết áp: Cafein là chất gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng. Vì thế hạn chế uống cà phê hoặc một số loại nước giải khát chứa các chất kích thích giúp cải thiện được bệnh cao huyết áp của bạn.

Người mắc bệnh suy thận: Người mắc bệnh suy thận nếu có hiện tượng potassium huyết cao, cần phải phối hợp chế độ ăn uống hạn chế potassium. Hàm lượng potassium trong cà phê cao, do đó nên tránh uống.

Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Khi bổ sung sắt hoặc ăn thức ăn giàu sắt như gan, thận, thịt có màu đỏ sẫm, tốt nhất tránh uống cà phê. Do sắt dễ hấp thu dưới môi trường axít, vì thế nên uống kèm nước cam hoặc sữa chua, hiệu quả tốt hơn nhiều so với uống cà phê.

Người mắc bệnh sỏi thận: Dựa theo thành phần tạo thành, sỏi thận có thể chia thành sỏi hữu cơ, sỏi base và sỏi can-xi oxalat… Đề phòng tái phát sỏi can-xi oxalat, ngoài việc uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu, đồng thời cần cấm ăn thức ăn giàu oxalat. Cà phê chính là thức uống giàu oxalat, do đó không nên uống.

Vận động viên: Cafein lượng thích hợp có lợi cho vận động, nhưng nếu hấp thu quá nhiều dễ gây mệt mỏi. Vì thế vận động viên tốt nhất không nên uống cà phê. Như vậy, cà phê cũng tựa như một vị thuốc. Bạn không nên uống "quá liều" dễ sinh bệnh. Hãy là người sành điệu trong nghệ thuật thưởng thức cà phê.

Hùng Lâm (Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top