Dưới đây là những tác hại khôn lường khi đeo kính áp tròng đi ngủ:

Mắt đỏ

Kính áp tròng có thể gây dị ứng và khiến mắt bạn chuyển sang màu đỏ nếu bạn ngủ mà không tháo kính áp tròng ra. Nó cũng có thể gây đau nhức mắt nếu bạn giữ thói quen này.

Loét mắt

Nguy cơ viêm loét giác mạc sẽ gia tăng nếu bạn đi ngủ mà không bỏ kính áp tròng ra. Điều này là do kính có thể làm xước bề mặt đôi mắt của bạn khi ngủ.

Hạn chế nguồn cung cấp oxy

Kính áp tròng có thể gây cản trở nguồn cung cấp oxy cho đôi mắt của bạn khi ngủ nếu bạn không tháo nó ra. Giống như bất kỳ cơ quan nào khác, đôi mắt của bạn cũng cần được cung cấp đủ oxy mới hoạt động tốt được.

Gây mù mắt

Trong trường hợp đáng tiếc xảy ra, ngủ mà không tháo kính áp tròng có thể gây mù lòa. Đây là một trong những lý do nguy hiểm khiến bạn cần phải nhớ bỏ kính áp tròng ra trước khi đi ngủ.

Viêm

Nếu bạn có thói quen đi ngủ với kính áp tròng hàng ngày, nó có thể khiến mắt của bạn bị viêm nhiễm. Vì khi bạn nhắm mắt, kính áp tròng có thể gây xước bề mặt mắt, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây ra chứng viêm mắt.

Nhiễm trùng

Ngủ với kính áp tròng cũng có thể gây nhiễm trùng. Khi bề mặt của lens (kính áp tròng) gây ra vết thương cực nhỏ trên mắt trong khi ngủ, vi khuẩn có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về mắt. Về lâu dài có thể dẫn đến những vấn đề về mắt khác.

Một số sai lầm khác khi dùng kính áp tròng

Rửa kính áp tròng với nước

'Nhiều người không nhận ra rằng không được rửa kính áp tròng bằng nước', Vivian Phan, một bác sĩ chuyên khoa mắt tại viện UCLA’s Jules Stein Eye nói. Bởi vì nước làm cho các loại kính áp tròng mềm có thể thay đổi hình dạng, phình lên và dính vào mắt, theo báo Sức khỏe & Đời sống.

Điều này làm cho kính áp tròng có thể làm xước giác mạc, các vi khuẩn có thể đi vào mắt và gây ra các viêm nhiễm. Kính áp tròng cũng không bao giờ được đeo khi đang bơi, tắm hoặc tắm hơi, và bạn cũng không bao giờ được rửa kính áp tròng với nước. Bác sĩ Phan nói: 'Bạn nên rửa kính với dung dịch dành riêng cho kính áp tròng, lau sạch và để khô hoàn toàn, và lộn ngược nó lại'.

Cho thêm dung dịch vệ sinh kính mới vào dung dịch cũ

Có thể bạn nghĩ rằng không có bất cứ mối nguy hại nào khi bạn thêm dung dịch vệ sinh mới vào dung dịch vệ sinh cũ của bạn, nhưng bạn đã sai. 'Điều này sẽ làm cho dung dịch bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng tẩy rửa', Elmer Tu, bác sĩ, phát ngôn viên của trung tâm mắt học viện Hoa Kỳ và là giáo sư của Trung tâm Mắt tại Đại học Illinois Chicago (Mỹ) nói. 'Thay dung dịch vệ sinh kính hằng ngày' là điều mà ông ấy khuyên các bạn nên làm.

Không vệ sinh mắt kính sau khi sử dụng

Mỗi lần sử dụng kính áp tròng, bạn cần phải rửa chúng với dung dịch rửa và để khô, bác sĩ Phan lưu ý. 'Nếu không, một lớp chất bẩn sẽ bám chặt vào đáy của kính', và điều đó chính là nguy cơ làm cho mắt bạn bị viêm nhiễm.

Sử dụng một hộp kính áp tròng cả năm

Trong nhiều trường hợp, tiết kiệm là tốt, nhưng không nên như vậy khi sử dụng hộp kính áp tròng. Bạn nên thay thế hộp kính 3 tháng 1 lần, bác sĩ Phan nói. 'Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm đầu tiên chính là hộp kính bẩn'. Nhiều nghiên cứu cho thấy không thay thế hộp kính trong vòng 6 tháng là tăng nguy cơ mắc viêm giác mạc gấp 5 lần.

Không rửa tay trước khi chạm vào kính

Có thể bạn đã làm cho vi khuẩn dính từ tay bạn vào kính, và nhiều người không rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào mắt hay kính áp tròng. Khi bạn chạm vào kính áp tròng mà chưa rửa tay, kính áp tròng đã bị bẩn, và bạn nên lấy nó ra rửa và đặt vào lại.

Sử dụng dung dịch vệ sinh kính tự nhiên

'Không sử dụng bất cứ thứ gì mà chưa được FDA phê duyệt', bác sĩ Phan khẳng định. Bạn nên sử dụng dung dịch sử dụng hằng ngày hoặc peroxide, có ít chất bảo quản.

Nhã Nam (Theo Boldsky)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top