Theo báo Thanh niên, bệnh quai bị, còn được gọi là bệnh chàm bàm, là một bệnh lây truyền do virus Paramyxovirus gây nên.

Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ 5-8 tuổi, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.

Quai bị rất dễ lây truyền, phát triển nhất là vào mùa xuân, hè. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới.

Biểu hiện của bệnh quai bị

Thep Vnexpress, biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ (2 tuyến nước bọt nằm ở vị trí góc xương hàm, ngay bên dưới và phía trước tai).

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 đến 24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, kém ăn, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.

Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong 1 tuần. Do hình dáng tuyến mang tai sau khi viêm khiến cho góc hàm bạnh ra như cái bị (túi) nên dân gian gọi là bệnh quai bị.

Biến chứng đáng sợ của bệnh quai bị

- Viêm tinh hoàn: Theo Thanh niên, viêm tinh hoàn do virus quai bị thông thường tấn công vào lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành, trong đó, tỷ lệ viêm tinh hoàn chiếm từ 10-30%. Đặc thù nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, xác suất viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt khoảng 5- 7 ngày thì xảy ra viêm tinh hoàn.

Tinh hoàn đau, sưng to. Khi sờ vào tinh hoàn thấy chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, đỏ, căng, bóng. Ngoài ra, có thể xuất hiện kèm theo viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, thậm chí xuất hiện ra tràn dịch màng tinh hoàn trong các trường hợp bệnh đã rất nặng.

- Viêm tuyến nước bọt: Đặc thù của viêm tuyến nước bọt là sưng hai bên thường không đối xứng. Một vài bệnh nhân do tuyến nước bọt sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng khuôn mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, không đỏ, bóng, căng, tuy nhiên khi sờ vào sẽ thấy nóng và bệnh nhân rất đau. Một số người bệnh do đau nên khó ăn, khó nuốt, khó nhai. Thông thường sốt sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày, sau khi hết sốt thì triệu chứng sưng tuyến nước bọt sẽ giảm dần.

- Viêm màng não: Là tình trạng nhiễm trùng của lớp màng và chất lỏng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não là một biến chứng hiếm gặp của bệnh quai bị nhưng có thể đe dọa tính mạng.

- Viêm não: Viêm não cũng là một biến chứng ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm của bệnh quai bị.

- Viêm tụy: Là một biến chứng của bệnh quai bị, gây sưng tuyến tụy.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân quai bị

Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng và biến chứng.

Đối với những người bệnh khi mắc bệnh quai bị cần đến các cơ sở Y tế để được khám và điều trị đúng cách.

Cần nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trong trường hợp viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là không bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai... ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc.

Để phòng chống lây nhiễm bệnh trong cộng đồng và ngăn chặn bùng phát thành dịch, cần cho bệnh nhân ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người thân, nếu có tiếp xúc nên đeo khẩu trang.

Bệnh quai bị chỉ có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin Quai bị. Có thể tiêm cho trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước tuổi dậy thì. Tiêm vắc xin này an toàn không gây sốt, khả năng bảo vệ cao.

Nhã Nam (Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top