Thực tế, để bảo vệ sức khỏe gia đình, nhiều bà nội trợ đã tìm mọi cách để làm giảm hóa chất và chất bẩn dư tồn trong thịt. Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác.
Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết.
Nhiều nhà thì luộc qua thịt rồi đổ nước đầu tiên đi. Sau đó mới luộc lại thịt trong nước khác. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
Trả lời trên Trí Thức Trẻ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
Vì thế, nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải nguyên nhân rằng, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.
Nếu bà nội trợ có ý nghĩ đun sôi nước chần lại nhiều lần để có thể loại bỏ được hóa chất và chất bẩn có trong thịt là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Ảnh minh họa. |
Ông Thịnh cũng cho hay, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
Hoặc, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.
Ông Thịnh cho biết thêm, khi luộc thịt, bà nội trợ thường thấy thịt nổi bọt. Đây thực chất là hiện tượng thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.
Bởi vì, trước đó, thịt lợn hay gà thường được chăn nuôi trong các hộ gia đình. Vì thế, khi ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt.
Khi chế biến, thịt lợn được nuôi kiểu truyền thống ít khi có hiện tượng nổi váng bọt. Ảnh minh họa. |
Song hiện nay, người dân đã ít còn chăn nuôi gia súc gia cầm theo kiểu truyền thống nữa mà thay vào đó là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Do đó, chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt và chứa nhiều tạp chất.
Vân Anh (tổng hợp)
Post a Comment