Mọi người thường bị đau lưng và đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ, đau lưng là do tổn thương các đốt sống, cúi gập nhiều... mà ít ai nghĩ tới các nguyên nhân khác như loét dạ dày, vẩy nến hay thiếu vitamin D hoặc thậm chí là bệnh ung thư phổi.

Cùng bắt mạch những cơn đau lưng để chẩn đoán bệnh tật của bạn.

1. Đau ở giữa lưng – Bệnh loét dạ dày

Nếu thường xuyên bị đau ở giữa lưng, nhất là có thể khiến cơn đau lan ra phía sau thì bạn phải nghĩ tới bị bệnh loét dạ dày hoặc tá tràng.

Điều cần thiết lúc này là bạn phải nội soi khẩn cấp để xem mức độ loét dạ dày đến đâu. Sau khi chẩn đoán, cần phải dừng ngay thuốc kháng viêm hoặc aspirin giảm đau, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm vết loét và làm chảy máu dạ dày.

Nếu nội soi không cho thấy dấu hiệu của loét dạ dày, bạn nên siêu âm sớm vì có thể gặp vấn đề ở đại tràng, tuyến tụy hoặc sỏi thận.

  Bắt 5 bệnh nguy hiểm chỉ từ 5 dấu hiệu đau lưng thường gặp - Ảnh 1

Nếu thường xuyên bị đau ở giữa lưng, nhất là có thể khiến cơn đau lan ra phía sau thì bạn phải nghĩ tới bị bệnh loét dạ dày hoặc tá tràng. Ảnh minh họa.

2. Đau ở phần lưng dưới – Bệnh vảy nến

Khi thường xuyên bị đau ở phần lưng dưới, nhất là các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, sáng sớm thì biến mất hoặc các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi thì có thể bạn đang mắc bệnh vảy nến.

Thực tế, có hơn 10% các trường hợp, triệu chứng viêm khớp xuất hiện trước khi bị bệnh vẩy nến. Bạn có thể bị đau gót chân, một mắt đỏ, đau nhức, viêm gân hoặc viêm khớp ở các ngón chân, ngón tay.
Để biết bản thân bị bệnh hay không, bạn có thể chụp X-quang, MRI hoặc xạ hình có thể phát hiện tình trạng viêm khớp, bệnh vẩy nến.

3. Đau lưng kéo dài - Thiếu vitamin D

Khi những cơn đau lưng kéo dài thành bệnh mãn tính, gây trầm cảm, mệt mỏi thì bạn phải nghĩ ngay tới việc cơ thể đang thiếu vitamin D tổng hợp.

Bạn cần phải ra ngoài ánh sáng mặt trời, tiêu thụ rất ít thức ăn chứa vitamin D như dầu cá, gan, uống sữa hoặc nên thực hiện một xét nghiệm máu kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể.

4. Đau lan tỏa toàn bộ cơ thể, dưới phần thắt lưng – Bệnh đau xơ cơ

Nếu như bạn luôn ở trong tình trạng đau lan toả toàn bộ cơ thể, dưới phần thắt lưng, không có giới hạn rõ ràng của vùng đau, có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp thì bạn rất có thể bị bệnh đau xơ cơ.

Đau xơ cơ là hiện tượng do rối loạn hệ thống chống đau của cơ thể, cụ thể là do thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ.

Bạn cần phải tới bác sĩ thăm khám để được dùng thuốc và kết hợp với vật lý trị liệu như massage, nhiệt trị liệu, xoa bóp, châm cứu kết hợp điều trị tâm lý.

5. Đau giữa lưng trở lên và trầm trọng vào ban đêm – Bệnh ung thư phổi

Nếu như bạn bị đau lưng thường xảy ra ở phần giữa lưng trở lên. Thậm chí, triệu chứng đau lưng càng tồi tệ vào ban đêm, khi bạn không hoạt động hoặc khi bạn hít một hơi thật sâu.

Bên cạnh đó, nếu đau lưng kèm theo các triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, mệt mỏi hay giảm cân không rõ nguyên nhân thì bạn có thể đã bị ung thư phổi.
Ung thư phổi có thể gây đau lưng là do khối u chèn ép trực tiếp lên các cấu trúc vùng thắt lưng. Chúng cũng gây kích thích dây thần kinh đi qua ngực hoặc niêm mạc của phổi, nhưng não bộ lại tiếp nhận như một cơn đau lưng.

  Bắt 5 bệnh nguy hiểm chỉ từ 5 dấu hiệu đau lưng thường gặp - Ảnh 2

Đau giữa lưng trở lên và trầm trọng vào ban đêm – Bệnh ung thư phổi. Ảnh minh họa.

Đau lưng cũng có thể gây ra bởi sự lây lan (di căn) của ung thư phổi tới xương sống. Khoảng 30-40% bệnh nhân ung thư phổi di căn xương có triệu chứng đau lưng. Ngoài ra, ung thư phổi di căn tới tuyến thượng thận cũng gây ra đau lưng.

Để nhận biết nguyên nhân gây đau lưng có phải do ung thư phổi hay không, bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu gặp những triệu chứng trên để phát hiện sớm bệnh tật.

Minh Anh (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top