Là món ăn bổ dưỡng, quen thuộc trên mâm cơm của mọi gia đình Việt, nhưng nếu không biết sơ chế và chế biến đúng cách, thịt lợn có thể mang lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết này sẽ chỉ ra những sai lầm các mẹ hay mắc phải nhất.
1. Rã đông sai cách
Nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ thịt trong tủ lạnh ra để ở nhiệt độ thường để rã đông trước mà không biết làm vậy là đang tự hại chính mình. Bởi nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi.
Không những thế, nhiều người mất kiên nhẫn với việc rã đông nên cho thịt vào nước nóng để thúc đẩy nhanh quá trình này. Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.
Cách tốt nhất là bạn nên rã đông thịt bằng bồn nước lạnh. Hãy cho nguyên túi/hộp thịt vào nồi nước mát. Cứ 30 phút thì thay nước một lần.
2. Rửa thịt lợn bằng nước nóng
Một số bà nội trợ hay nghĩ thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, mua về cần dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.
Theo VnExpress, trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa nhiều protein. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Trong protein hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác. Mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.
3. Đun thịt quá lâu
Nhiều bà nội trợ khác lại cho đun thịt càng nhừ càng tốt. Tuy nhiên, các loại acid amin, creatinine, đường và các hợp chất vô hại trong thịt khi ở nhiệt độ 200℃ - 300℃ sẽ phản ứng tạo ra amin có hương thơm. Loại amin này hàm chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ung thư.
4. Giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Nhiều thông tin trên báo chí đã khẳng định, đối với các loại thịt không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Bởi vậy, nếu xác định ăn không hết các loại thực phẩm mua về, hãy đóng gói cẩn thận và cho lên ngăn đá.
5. Nướng thịt
Thịt nướng là món ăn được khá nhiều người yêu thích. Vì thế nên các mẹ cũng rất hay làm cho gia đình mình. Tuy nhiên, protein trong thịt nạc khi bị nướng vàng, thậm chí cháy khét sẽ khiến lượng heterocyclic aromatic amines gây ung thư tăng mạnh. Mỡ khi nướng lên cũng sẽ biến thành các chất gây ung thư tương tự.
Do đó, cách tốt nhất là nướng bằng lò điện để tránh lửa và khói than tiếp xúc trực tiếp vào thịt. Bất cứ món nướng nào, phần bị cháy đen đều nên bỏ đi để tránh ăn vào chất độc hại gây bệnh.
6. Chiên rán các loại thịt ướp muối
Khi dùng các nguyên liệu gia vị mặn để ướp thực phẩm như cá muối, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích… tốt nhất là không nên trực tiếp chiên trong dầu ăn ngay.
Trước hết nên luộc chín nguyên liệu để chất nitrosamine theo hơi nước thoát ra. Đồng thời khi bắt đầu chiên nên cho thêm chút giấm ăn. Lý do vì giấm có tác dụng phân giải muối nitrate nên có thể diệt khuẩn độc hại.
Lê Thịnh
Post a Comment