Không những vậy, các mặt hàng như Dâu Đà Lạt, Đào Tiên Lào Cai, Mận Sapa,... được bầy bán trên thị trường Hà Nội tuy gắn mắc đặc sản Việt, bán với cái giá của những loại hoa quả đó nhưng thực chất chúng là nhưng loại hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng tiểu nghạch, hàng trôi nổi...

Trên các con đường lớn, Nguyễn Xiển, Giải Phóng đoạn từ ngã tư Vọng tới Giáp Bát, Nguyễn Chánh, Đường 5, Hồ Tùng Mậu, Trần Thái Tông, không khó bắt gặp những gánh hàng rong treo biển quảng cáo những mặt hàng hoa quả mang thương hiệu của một số địa phương. Đi sâu vào tìm hiểu, mới thấy những loại hoa quả này lại là hàng “rỏm” đội lốt.

Mùa nho “rởm” lên ngôi

Trong tháng 8, 9 âm lịch, thậm chí sang tháng 11 hàng năm xuất hiện rất nhiều những gánh hàng hoa quả rong bày bán rất nhiều nho xanh, nho đỏ mà theo giới thiệu của người bán thì đây là đặc sản Ninh Thuận.

Tại một ngôi chợ nằm trên phố Lạc Long Quân, Hà Nội, giá nho đỏ là 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, chợ Bưởi gần đó hét giá tới 70.000 đồng/kg. Khảo sát tại một số siêu thị tại Hà Nội, Giá Nho Ninh Thuân giao động trên dưới 70.000 đồng/kg.

Còn trên mạng xã hội, giá nho Ninh Thuận bán online cũng chênh lệch khá lớn, dao động từ 38.000 đến 80.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, khi mua nho xanh ở các gánh hàng rong trên phố Trần Đại Nghĩa, Giải Phóng,... người bán báo giá 50.000 đồng/kg, nhưng mặc cả 30.000 đồng vẫn có người bán.

  Cách phân biệt quả nho, dâu, đào 'rởm' gắn mác đặc sản Việt - Ảnh 1

Đến tháng 11 âm lịch vẫn có nho bán đầy đường.

Một phụ nữ bán hàng đon đả khẳng định chắc nịch rằng: “Nho Phan Rang, Ninh Thuận đó em. Đang vào vụ thu hoạch nên đắt khách lắm”. Tuy nhiên, lại được cất trong những thùng các-tông ghi ngoằng ngèo chữ Trung Quốc.

Khi được hỏi về nguồn nho Ninh Thuận tràn lan thị trường hiện nay, cô Nguyễn T. Hương, một thương nhân nho Ninh Thuận có tiếng tại Hà Nội tuyên bố 100% nho được bày ngoài vỉa hè, các chợ là nho không rõ nguồn gốc.

Để khẳng định lời nói của mình, cô Hương cho Pv biết: “Mùa nho Ninh Thuận là vào những ngày cận Tết. Lúc đó nắng nhiều, nho mới ngon. Còn vào những mùa khác cũng có, nhưng chất lượng không tốt bằng.

Còn vào giai đoạn tháng 8,9 âm lịch nho Ninh Thuận cũng ra quả nhưng số lượng rất ít, lấy đâu ra mà bán tràn lan như vậy”.

Lí giải vì sao tháng 8, 9 âm lịch cho chất lượng nho Ninh thuân không tốt, cô Hương cho biết: “Vì tháng này ở đấy mưa nhiều, ít nắng mà nho chỉ ra quả ngon ở những nơi có nắng nhiều”.

Liên hệ với ông Hoàng, một nông dân trồng nho ở ngoài ô TP.Phan Rang cho biết: “Năm nay hạn hán nặng, thiếu nước tưới nên năng suất giảm đáng kể”.

Cô Hương cho biết cách nhận biết nho Ninh Thuận chính hiệu: “Nho Ninh Thuận thường nhỏ hơn, trái hình cầu, vị ngọt ngắt, trên vỏ có những đốm trắng, các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc nhau. Nho xanh Ninh Thuận vỏ quả dày, có màu xanh ngả vàng nhạt, thịt quả trong, có hạt, có vị ngọt đậm không gắt, chua rất nhẹ”.

Cô Hương cũng cho biết rằng: “hiện nay ở Ninh Thuận không có bất kì giống nho nào không có hạt”.

Không chỉ nho mà đào, mận, dâu cũng là hàng rởm đội lốt

Không chỉ có nho rởm đội lốt nho Ninh Thuận, mà những loại quả khác đều được các chủ kinh doanh hoa quả ở các chợ, các gánh hàng rong rao bán theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”.

  Cách phân biệt quả nho, dâu, đào 'rởm' gắn mác đặc sản Việt - Ảnh 2

So sánh hình dạng khi bổ đôi quả dâu Đà Lạt Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.

Trước tình trạng dâu tây bán rong ở các thành phố lớn gắn mác dâu tây Đà lạt, thì vào cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại.

Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt. Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra dâu tây được bán trên các ngả đường của Hà Nội thường có mầu đỏ thẫm rất đẹp mắt, không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh, đặc biệt là quả to và đều.

Tuy nhiên, còn dâu tây Đà Lạt chính hiệu thì quả không đều, mầu nhạt, ăn có vị chua thanh đặc chưng và có mùi thơm. Tuy vậy, các tiểu thương vẫn bán Dâu “rỏm” bằng giá của Dâu “xịn”.

  Cách phân biệt quả nho, dâu, đào 'rởm' gắn mác đặc sản Việt - Ảnh 3

So sánh hình dạng các giống dâu tây Đà Lạt với dâu Trung Quốc. Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.

Vào những tháng hè khoảng tháng 7, 8 hàng năm, khi Việt Nam vào mùa Đào các tiểu thương cũng nhanh chân nhập mặt hàng này về bán và gắn cái mác Đào Sapa, Đào Tiên Sapa. Trái đào tiên rất to, quả hồng xanh rất đẹp mắt, và cái giá không phải thuộc dạng dễ chịu gì.

Bà Hoàng Thị Đức đã từng mua quả đào trên đường Nguyễn Chánh (Cầu Giấy) chia sẻ: “Một quả đào tiên nặng khoảng nửa cân với cái giá tương đương 50.000 đồng/ quả. Nhìn quả rất đẹp, tôi mua về tính thắp hương xong đem bổ ra cho cả nhà thưởng thức. Tuy nhiên, khi ăn vào nó chẳng giống bất kì mùi vị của giống đào ta nào cả. Quả ăn rất bở, nhạt, và mềm nhũn”.

Bà cho rằng: “Quả này thắp hương thì đẹp, ăn thì chịu. Được cái quả thắp hương lâu bị hỏng”.

Không chỉ có Đào tiên, thị trấn Sapa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung “vinh dự” có những loại quả tự nhiên rơi xuống, như đào mỏ quạ, mận Sapa, táo mèo Lào Cai,....

Tuy nhiên, trả lời báo chí, giám đốc sở NN&PTNN TP. Lào Cai khẳng định hầu hết đào bán ra ở Hà Nội vào tháng 6 là đào Trung Quốc nhập khẩu. Vị này cho biết, đào Sapa xịn thì đến đầu tháng 6 là hết vụ, lấy đâu ra để bán cho người tiêu dùng.

Lâm Tú

Post a Comment

 
Top