Măng là món quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam với nhiều loại như măng tre, măng trúc, măng tây, măng nứa, măng vầu...

Trong măng có chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể tránh được chứng táo bón. Trong 100g thịt măng có chứa 5,5 g bột đường, 0,8-2g chất đạm, 0,1 g chất béo, 15 mg calci, 0,6 mg sắt và nhiều sinh tố (B1: 0,07 mg, B2: 0,1mg, PP: 0,7 mg, C: 8 mg).

  Những người tuyệt đối không nên ăn măng - Ảnh 1

Một số người, ăn măng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa.

Mặc dù có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vậy nhưng không phải ai cũng nên ăn măng. Dưới đây là những đối tượng cần nói “không” với măng:

Phụ nữ mang thai

Trong măng có nhiều độc tố nếu không được xử lý sạch có thể gây ngộ độc, nguy hiểm cho người ăn, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra axit xyanhydric. Trong dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày, sau đó axit xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu axit bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Người bị đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính và tái phát lại, ít người trị được hết hẳn. Người bị bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã chữa trị, để giúp dạ dày có thể hoạt động trở lại và hạn chế tái phát.

Người bị đau dạ dày không nên ăn măng vì trong măng chứa một hàm lượng axit cyanhidric gây nguy hại.

Người bị thận

Những người bị thận cũng không nên ăn măng. Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

  Những người tuyệt đối không nên ăn măng - Ảnh 2

Người bị thận không nên ăn măng. Ảnh minh họa.

Khi bị bệnh thận, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Người bị gút

Không nên ăn măng khi bị gút vì chế độ ăn có thể làm tăng lượng axit uric trong máu, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh gút cần loại bỏ măng ra khỏi thực đơn ăn uống.

Hạ Vy

Post a Comment

 
Top