Mới đây, viện Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Việt Đức đã mổ thành công cho bệnh nhân Lê Thị Tiến (104 tuổi, Hàng Trống, Hà Nội) bị gãy xương khớp háng.

Qua khai thác tiền sử bệnh từ người nhà bệnh nhân, ông Kiều Tuấn (70 tuổi, con trai trưởng của cụ Tiến) cho hay, ngày 19/4, cụ Tiến bị ngã và không thể đứng dậy như bình thường vì quá đau. Ngay sau đó gia đình ông Tuấn đã gọi xe cấp cứu đưa cụ Tiến vào bệnh viện Việt Đức.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất đau đớn và được chẩn đoán gãy chân ở đùi. Ba ngày sau, sau khi đã được làm tất cả xét nghiệm siêu âm tim và một số chụp X-quang khác, bà Tiến đã được tiến hành mổ.

"Vì mẹ tôi tuổi đã cao nên trước khi mổ, các bác sĩ đã giải thích bất cứ rủi ro gì cũng có thể xảy ra”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công. Hiện tại, cụ Tiến còn mệt và hơi đau nhưng hàng ngày cụ vẫn rất chăm chỉ vận động tại chỗ để sớm có thể đi lại.

Sức khỏe - Ca mổ khó giúp cụ bà 104 tuổi đi lại bình thường sau khi ngã

Bác sĩ bệnh viện Việt Đức đang trò chuyện với 

Trao đổi với PV, Ths.BS Lưu Danh Huy, viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Việt Đức cho hay, bệnh nhân Tiến 104 tuổi gặp tai nạn trong sinh hoạt khi vào viện được chẩn đoán gãy cổ xương đùi. Bệnh nhân nhanh chóng được làm các xét nghiệm quan trọng máu, siêu âm…

Xác định đây là một ca khó vì bệnh nhân tuổi đã cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ, viện Chấn thương chỉnh hình đã tổ chức hội chẩn liên khoa chỉ định bệnh nhân phải mổ khớp háng bán phần. Bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi sát chỏm.

Đối với bệnh nhân cao tuổi phải mổ phẫu thuật là một thách thức lớn với bác sĩ. Do bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề tim mạch, teo não, các bệnh lý nền chưa phát hiện (tiều đường, cao huyết áp…), loãng xương ở người già.

Sau khi đánh giá tình hình sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy có thể mổ được cho bệnh nhân. “Đối với bệnh nhân cao tuổi trên, nếu không tiến hành mổ chăm sóc sẽ là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân chỉ nằm một chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề về viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm loét điểm tỳ đè”, Ths.BS Lưu Danh Huy cho biết thêm.

Cũng theo vị bác sĩ này, ca mổ đối với người cao tuổi cần phải lưu ý vần đề về gây mê hồi sức, phẫu thuật và thuốc chống đông. Sau mổ bệnh nhân vẫn cần phải dùng thuốc chống đông đã giảm nguy cơ bị thuyên tắc tĩnh mạch phổi.

“Đối với người cao tuổi các tác động nhẹ xoay, ngã nhẹ cũng có thể gãy xương luôn phải cẩn trọng khi đi lại khi đi nên có gậy chống. Người cao tuổi nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp…”, Ths.BS Huy khuyến cáo.

Sau mổ bệnh nhân đã hồi phục tốt các bác sĩ hiện đang hướng dẫn người nhà phục hồi chức năng tại chỗ cho bệnh nhân. Dự kiến sau một tháng đánh giá lực cơ chân một lần nữa, bệnh nhân có thể đi lại được như bình thường.

Nguyễn Huệ

Cùng chuyên mục

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top