Đó là câu chuyện của một gia đình ở TP.HCM. Theo lời kể của người bố, các "nốt ruồi" trên tay con anh dần lan rộng theo thời gian, tạo thành vết bớt lớn choán trọn bàn tay. Vết bớt này đã phát triển thành khối u sau 6 tháng.

Đưa con đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán con anh bị u máu. Đáng buồn hơn, sau một thời gian điều trị, các khối u máu không giảm mà còn lan khắp mu bàn tay, cổ tay bé. "Chúng tôi đưa cháu đi chữa ở nhiều bệnh viện trong thành phố mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm", người bố kể trên VnExpress.

Không nản chí, anh đưa con đến khám tại trung tâm U máu của bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM. Tại đây, bác sĩ Hoàng Văn Minh đã áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc bôi ngoài da. May mắn đã mỉm cười, sau bốn năm kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị, đến nay, các khối u trên tay bệnh nhi đã lặn hẳn.

Các bệnh - “Nốt ruồi son” trên tay con lan rộng: Dấu hiệu u máu

Các khối u máu trên tay trẻ đã lặn hết sau thời gian kiên trì điều trị. Ảnh: Vnexpress.

Đối với vài sợi máu còn lại ở mu bàn tay, được biết, bác sĩ tiếp tục điều trị bằng laser để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Trao đổi với VnExpress, bác sĩ Minh cho biết u máu, bớt bẩm sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm từ 5 đến 10%. Thống kê trung bình, trung tâm U máu của bệnh viện điều trị cho hơn 4.000 ca trong năm.

Nhân đây, bác sĩ cũng khuyến cáo nếu trẻ xuất hiện những vết bớt ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể trong thời gian dài, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết u máu

U máu là một bệnh thường gặp ở da nên dấu hiệu nhận biết khá đơn giản. U máu có biểu hiện ở ba cấp độ.

Cấp độ thứ nhất: Dấu hiệu là những vết thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng như một cái “bớt trẻ em”.

Cấp độ thứ hai: Ở giai đoạn này, u máu đã thành một khối u đúng nghĩa. Nghĩa là chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ.

Cấp độ thứ ba: Gần giống với cấp độ thứ hai nhưng kèm theo khi khối u vỡ ra hoặc biến chứng. Thường là chảy máu nếu như khối u ngoài da, vỡ ra, loét nếu như khối u ở sâu trong phần mềm.

N.H(tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top