Thịt, cá chưa nấu chín kỹ

Các loại mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng có thể phát triển rất mạnh trong thịt và hải sản chưa nấu chín, như trong món lẩu. Bạn cần nấu thịt cá với nhiệt độ sôi 100 độ C trong nhiều phút hoặc nhiều giờ. Thức ăn thừa nên được hâm nóng lại cũng ở nhiệt độ sôi hàng chục phút.

Sức khỏe - Bí quyết để “mẹ tròn con vuông” bạn cần biết

Ảnh minh họa.

Thịt chế biến sẵn

Listeria là loại vi khuẩn duy nhất có thể tiếp tục phát triển ở nhiệt độ lạnh, nên nguy cơ nhiễm vi khuẩn này ở các loại thịt nguội chế biến sẵn,  như dăm bông, xúc xích hun khói và xúc xích thường là cao đối với phụ nữ mang thai. Đa số người trưởng thành khỏe mạnh sẽ không phản ứng với vi khuẩn này, nhưng phụ nữ mang thai lại dễ nhiễm bệnh do chúng. Các loại thịt nên được làm chín ở 100 độ C để tiêu diệt được Listeria.

Các loại cá có chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân là hóa chất có thể tích tụ lại trong cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh. Các loại cá chứa nhiều thủy ngân là: Cá mập, cá kiếm, cá kình, cá thu, cá ngừ đóng hộp. Tuy nhiên bạn vẫn có thể ăn các loại cá chứa nhiều protein chất lượng cao và axit béo omega-3 như cá hồi, sò, cá ngừ trắng đóng hộp.

Trứng chưa chín kỹ

Dù trứng là nguồn cung cấp vitamin, protein và các chất khoáng rất tốt cho bà bầu, nhưng bạn cần đảm bảo rằng trứng đã được luộc chín kỹ, với lòng đỏ và lòng trắng chín và cứng lại. Ngoài ra các loại thực phẩm chứa trứng sống như kem, cocktail kem, sốt salad... thì bạn không nên ăn. Bởi nguy cơ nhiễm vi khuẩn Samonella là rất cao nếu ăn trứng hoặc các sản phẩm làm từ trứng chưa được nấu chín.

Gan

Bạn đã biết: Vitamin A rất cần cho sự phát triển của phôi thai, giúp hồi phục các mô sau quá trình chuyển dạ và sinh nở. Bạn có thể dùng các loại vitamin dành riêng cho bà bầu, hoặc ăn trái cây và rau xanh, thịt, trứng…

Tuy nhiên nếu quá nhiều vitamin A lại có hại cho thai nhi bởi có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Một khẩu phần gan bò chứa khoảng 431%  so với lượng vitamin A khuyến nghị một ngày. Vì thế  tốt nhất bạn nên tránh ăn gan cho đến khi bạn sinh xong.

Sữa chưa tiệt trùng

Bà bầu cần uống 3-4 khẩu phần sữa một ngày, bởi sữa rất giàu canxi, protein và vitamin D để giúp em bé hình thành xương, răng, tim và các dây thần kinh. Nhưng không phải tất cả các loại sữa đều an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì thế bà bầu cần tránh các loại sữa tươi chưa tiệt trùng và tránh các sản phẩm làm từ sữa tươi chưa tiệt trùng.

Salad

Salad làm từ rau xanh và trái cây, nên được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn. Tuy nhiên bạn nên tránh ăn các loại salad đã được chuẩn bị sẵn tại các quán ăn, bởi có rất nhiều mối lo ngại như: Nhiệt độ tủ lạnh bảo quan salad không thường xuyên ở dưới mức 4 độ C; món salad chuẩn bị sẵn đã quá 2 tiếng… Có thể, món salad đã bị phơi nhiễm với vi khuẩn Salmonella, Listeria, hoặc E.coli… Rất nguy hiểm cho bà bầu.

Nước trái cây chưa tiệt trùng

Uống nước ép hoa quả là cách tuyệt vời để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho bạn. Thế nhưng không phải tất cả các loại nước ép hoa quả đều an toàn, vì chúng có thể chứa E.coli hay Listeria và có thể gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển. Bạn nên tránh uống các loại nước ép hoa quả tại các hội chợ, quán ven đường vì bạn sẽ không thể biết được ly nước đó đã được ép có đảm bảo vệ sinh không. Bạn nên tự làm nước ép hoa quả tại nhà để dùng mới đảm bảo vệ sinh.

Cà phê và rượu

Nếu bạn dùng một lượng lớn cà phê sẽ liên quan tới sảy thai, do vậy, bạn nên cắt giảm lượng cà phê mà mình uống trong suốt thai kỳ. Tiêu thụ khoảng 200mg caffein một ngày được cho là an toàn. Lượng caffein này tương đương với khoảng 1-2 ly cà phê/ngày.

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể sẽ nhạy cảm với caffein hơn trong quá trình mang thai. Nếu bạn quyết định vẫn uống cà phê trong khi mang thai, bạn nên ghi chép lại các nguồn thực phẩm khác cũng chứa caffein mà mình đã tiêu thụ trong ngày, ví dụ như chocolate, nước Coca cola...

Các chuyên gia đều đồng ý rằng, thai phụ nên tránh uống rượu trong suốt thai kỳ để dự phòng hội chứng ngộ độc rượu ở trẻ sơ sinh. Một số bác sỹ nói rằng, thỉnh thoảng uống một ly rượu nhẹ thì không có vấn đề gì, nhưng CDC (trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) vẫn khuyến cáo rằng phụ nữ nên tránh uống rượu.

Mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy uống một lượng rượu nhỏ sẽ gây hại cho em bé, nhưng cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng rượu không gây hại cho em bé cả.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tránh tất cả các loại rượu và đồ uống có cồn trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Thời gian nguy hiểm nhất nếu uống rượu thường là cuối 3 tháng đầu thai kỳ.

BS. Phạm Văn Thân/ Theo báo Sức khỏe và Đời sống

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top