Tết là thời điểm báo hiếu cha mẹ, cúng kiếng tổ tiên, đoàn tụ gia đình. Càng gần Tết, càng mong sum vầy tề tựu bên bậc sinh thành, người ta càng chạnh lòng hơn khi xem những câu chuyện buồn về tình phụ tử.

Câu chuyện người cha bạc mái đầu cô đơn dù sống cạnh con trai, chỉ đến khi bị tai biến mới nhận được sự quan tâm đúng mực, trong một clip chia sẻ mới đây trên mạng xã hội, khiến nhiều người rưng rưng. Họ thương người cha, trách người con và soi thấy bản thân mình trong đó. Liệu chúng ta có quá vô tâm, còn bao nhiêu xuân nữa có cha mẹ khỏe mạnh bên mình?

Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ, gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha. Gánh nặng cuộc đời dường như lớn gấp đôi với người cha "gà trống nuôi con" trong clip.

Ngay cả khi con trai lớn khôn và thành đạt, người cha già yếu vẫn ngồi đợi cơm, đêm hôm bỏ công pha sữa nhắc con uống. Thế nhưng đôi tay run rẩy vì căn bệnh Parkinson mà 6,3 triệu người già trên thế giới đang mắc phải, làm cốc sữa đổ tràn ra giấy tờ công việc của con. Nỗi cáu bẳn khiến anh con trai đẩy bố ra ngoài, mà không nhận ra những dấu hiệu bệnh tật rõ như đếm của cha.

Càng luống tuổi, người già càng nhạy cảm, tự tin và cô đơn. Đằng sau gương mặt buồn của ông bố là cả nỗi lòng muốn trò chuyện cùng con. Ông quờ quạng tìm tấm ảnh cha con, thuở chàng doanh nhân thành đạt của mình còn tấm bé. Thế nhưng, đôi bàn tay run, một lần nữa lại làm vỡ bức ảnh ông trân quý nhất.

Tuổi già và những năm tháng thời trẻ làm thuê cuốc mướn khiến người cha ngã quỵ, trước sự bàng hoàng của cậu con trai vô tâm. Người con thầm trách bản thân, vì chỉ đến khi bác sĩ nói, anh ta mới biết bệnh tật đeo đẵng cha bao năm nay. "Khi con tát cạn biển Đông, thì con mới hiểu tấm lòng của cha", là điều mà người con trai nay mới nhận ra.

tuoi-gia-co-don-cua-nguoi-cha-tai-bien-khien-nhieu-nguoi-roi-le

Tuổi già và những năm tháng thời trẻ làm thuê cuốc mướn khiến người cha ngã quỵ.

Thống kê cho thấy, trong số 50% bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não, có tới hơn 90% mắc di chứng về vận động, gần 70% mắc di chứng nhẹ và vừa, còn lại 30% chịu di chứng nặng. Rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, thị giác; liệt vận động và mất cơ là những di chứng thường gặp nhất. Cả người nhà và bệnh nhân thường không có niềm tin vào việc khỏe mạnh trở lại, không biết phương pháp chăm sóc đúng đắn, hoặc biết nhưng thiếu kiên nhẫn tập luyện.

Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tích cực, vẫn có 10% phục hồi không di chứng; 30% có thể tự đi lại phục vụ bản thân. Khả năng phục hồi chức năng vận động khá cao nếu bệnh nhân toàn tâm tin tưởng, tập luyện tích cực và được chăm sóc đúng cách. Ở Nhật Bản, người bệnh thường cố gắng tự chủ trong sinh hoạt bằng cách sử dụng các sản phẩm phù hợp (tã giấy, xe đẩy, xe lăn...), tập luyện đúng kỹ thuật tại nhà và các cơ sở vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Nhờ vậy mà tỷ lệ người già sống an vui sau tai biến, hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần luôn ở mức cao.

"Kiên nhẫn" là lời dặn dò duy nhất của bác sĩ dành cho người con trai trong clip. Có những sai lầm sẽ không thể chuộc lỗi nếu bạn buông xuôi cho số phận. Người con trai trong clip thương cha, nhưng đã có lúc nghĩ bỏ cuộc sau bao nỗ lực tập luyện, cho đến khi vô tình tìm lại tấm huy chương ông gìn giữ bao năm. Đó là tấm huy chương cậu con trai đoạt được trong cuộc thi chạy bộ ở trường, nhờ đôi giày mới cha mua. Đó cũng là nguồn động lực mà khi 2 bao gạo vác nặng trên vai làm cha ngã khụy, ông vẫn đứng lên bước tiếp.

Thời gian dành cho bậc sinh thành không còn nhiều, cũng chẳng chờ đợi một ai. Những quan tâm nhỏ nhoi con cái làm hôm nay, ngay khi có thể, là liều thuốc tinh thần vô giá giúp cha mẹ sống khỏe mạnh, an lạc tuổi già. Và nếu như họ ngã quỵ, đừng dễ dàng bỏ cuộc, vì cha mẹ chưa bao giờ dừng bước vì con. Đó cũng chính là thông điệp ý nghĩa mà clip muốn truyền tải đến người xem.

An San

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top