Theo các chuyên gia y tế, người tiểu đường cần quan tâm đến 2 chỉ số trong thiết lập thực đơn: tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm (chỉ số GI) và hàm lượng đường mà thực phẩm đó cung cấp (chỉ số GL).
Sự thật về chỉ số GI của thực phẩm
Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vy: Chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0-55 là thấp, từ 70 trở lên là cao.
Tuy nhiên, người tiểu đường sử dụng chỉ số này để tính thực đơn ăn uống hàng ngày là đúng, nhưng chưa đủ. Vì chỉ số GI không thể hiện được tổng lượng đường mà thực phẩm sẽ cung cấp khi chúng ta ăn nó.
Ngày nay, người ta dùng 1 chỉ số khác có tính chất khái quát và hữu dụng hơn. Đó là tải trọng đường huyết của thực phẩm. Chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta ăn thực phẩm là bao nhiêu.
Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbonhydrat có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.
Ví dụ: Xoài là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI=51) tuy nhiên hàm lượng đường trong xoài lại cao (14,1g/100g), nếu ăn 100g xoài thì tải trọng đường huyết của xoài là 12.8 (Trong khi 100g dưa hấu có hàm lượng đường là 2,3g và tải đường huyết chỉ là 1,65). Do đó nếu ăn xoài không kiểm soát, chúng ta đã đưa một lượng lớn đường vào cơ thể.
Xoài có chỉ số đường huyết thấp (GI =51) nhưng tải lượng đường huyết lại cao (GL=12.8) |
Người tiểu đường cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào?
Theo chuyên gia dinh dưỡng có những thực phẩm chỉ số chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng tải trọng đường huyết (GL) lại cao thì cũng không nên ăn nhiều. Ngược lại, có những thực phẩm có chỉ số GI cao, nhưng GL trong 100g thực phẩm thấp thì người tiểu đường vẫn có thể ăn được nhưng kiểm soát về số lượng. Tuy nhiên, dù ăn bất kỳ thực phẩm nào, cũng nên nhớ các quy tắc sau:
- Ăn nguyên quả để cơ thể hấp thu được lượng chất xơ dồi dào. Tuyệt đối không nên dùng nước ép hoa quả vì cách ăn này sẽ làm đường huyết tăng rất nhanh.
- Ăn hoa quả trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn chính 2 tiếng
- Khoảng cách giữa 2 lần ăn hoa quả trong 1 ngày tối tiểu là 6 tiếng đồng hồ.
- Mỗi người đái tháo đường nên ăn hoa quả có chỉ số GI thấp (dưới 55) và GL thấp (dưới 10).
Nên ăn hoa quả có chỉ số GI thấp và GL thấp. |
- Nên sử dụng cách chế biến đơn giản như luộc hấp thay vì những cách chế biến phức tạp như ép, chiên, xào, nướng...
- Ngoài ra, người đái tháo đường nên lựa chọn cho mình 1 chế độ ăn đa dạng giữa các nhóm chất: đạm 15%-20%, đường bột 50%-55%, chất béo < 25%, vitamin và chất xơ.
- Nên dùng từ 300 -500g rau xanh mỗi ngày.
- Một ngày, tổng lượng hoa quả tiêu thụ tối đa khoảng 20g glucid, 2g protid; lipid không đáng kể, năng lượng 90 kcal (tương ứng với 1 quả táo tây 100g; hoặc 1 quả cam 150g; hoặc 1 quả chuối 130g…)
- Trường hợp đái tháo đường biến chứng thận có tăng kali máu thì không dùng rau xanh và hoa quả tươi.
Còn cách nào để ổn định đường huyết?
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại cây có tác dụng hạ và ổn định đường huyết vượt trội. Hoạt chất trong cây này tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp và chuyển hóa đường của cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Đó là hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa của sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường Diabetna.
Nghiên cứu lâm sàng tại Viện Rối loạn chuyển hóa Đại học Y Hà Nội và nghiên cứu về Dược lý học tại Đại học Dược Hà Nội đã chứng minh Diabetna giúp: hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c, giảm mỡ máu xấu, giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Đồng thời khẳng định, sản phẩm này không gây hại lên gan, thận, có thể sử dụng lâu dài, không gây tác dụng phụ và rất an toàn cho người sử dụng.
Nhờ đó, vượt qua các nhãn hiệu hỗ trợ điều trị đái tháo đường trong nước và quốc tế, năm 2017, tổ chức INTAGE của Nhật Bản cũng đã nghiên cứu và công bố Diabetna là sản phẩm chất lượng số 1 và được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất ở Việt Nam hiện nay.
Xem bảng tra cứu chỉ số GL của thực phẩm TẠI ĐÂY
Thanh Huyền
Post a Comment