Các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến giai đoạn hết "sốt giả" của trẻ để tránh lầm tưởng là sốt siêu vi.

Sốt xuất huyết vẫnđang diễn biến phức tạp tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai. Nhiều trường hợp bệnh nhân có diễn tiến nặng lên do chủ quan không đến các cơ sở y tế chẩn đoán kịp thời vì lầm tưởng là sốt siêu vi. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm khi con bị sốt không được tự ý dùng thuốc hạ sốt và nên cho trẻ đến cơ sở y tế trước khi quá muộn.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, ĐH Y dược TP.HCM cho biết: “Nhiều bé nhập viện trong tình trạng nặng vì bố mẹ lầm tưởng con bị sốt siêu vị. Một bệnh nhi vừa tử vong có bệnh sử là sốt 3 ngày rồi hết sốt. Bố mẹ tưởng con bị sốt siêu vi nên không nhập viện. Ngày thứ 5, bệnh nhi nôn ói rồi lơ mơ, tụt huyết áp”.

Theo bác sĩ Sang, giai đoạn 1 của bệnh sốt xuất huyết, đặc trưng là sốt cao đột ngột, thường từ 2 đến 7 ngày. Biểu hiện sốt 39 – 40 độ C, nhức mỏi, đau cơ, khớp, chán ăn, buồn nôn, mẩn da, viêm kết mạc… Ở giai đoạn này khó chẩn đoán là sốt xuất huyết.

Sau đó, đến giai đoạn 2 là chuyển nặng. Đặc trưng: Nhiệt độ bình thường, khiến các bậc cha mẹ lầm tưởng đã khỏi bệnh. Người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu như đau bụng, nôn ói liên tục, li bì, bứt rứt, tay chân "nhớt". Hiện tượng xuất huyết ở da, nướu, mắt, ra huyết âm đạo ở bé gái... Người bệnh cần nhập viện nếu các dấu hiệu cảnh báo xuất hiện sau khi hết sốt hoặc kèm với sốt cao.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần lưu tâm cảnh giác là bé nôn ói liên tục dù chỉ cho uống nước. Trẻ bị 1-2 ngày sốt cao, sau đó tự hạ sốt, bố mẹ phải đưa bé vào bệnh viện ngay dù có hay không dấu hiệu cảnh báo. Giai đoạn nguy kịch biểu hiện bằng việc hết sốt. Nếu bố, mẹ tự ý dùng thuốc hạ sốt là điều tối kỵ và có thể làm mất đi các dấu hiệu quan trọng khiến bác sĩ tiếp cận các con khó khăn hơn.

Đỗ Thơm

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top