1. Thích ăn gạo trắng tinh

Hạt gạo trắng nhìn rất đẹp mã nhưng chưa chắc đã ngon hơn. Trên thực tế những hạt gạo quá trắng là do được xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi. Nếu ăn loại gạo này thường xuyên bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất lớn.

Nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard (ở Boston, Mỹ) đã đưa ra: Ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.

  Sai lầm khi nấu cơm có thể khiến mọi gia đình mắc bệnh - Ảnh 1

Ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Vo gạo quá kỹ

Hầu hết chúng ta thường có thói quen vo gạo cho hết phần nước đục. Nhưng bạn không biết, chính phần nước đục lại là phân chứa nhiều dinh dưỡng nhất.

Khi vo gạo quá kỹ làm mất một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… Để giữ lại dưỡng chất cho hạt gạo chỉ cần cho nước vào gạo lắc nhẹ để loại bỏ trấu và sạn nếu có.

3. Nấu cơm bằng nước lạnh

Cũng tương tự như việc ngâm gạo, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến cho các dưỡng chất trong gạo không được bảo tồn hoàn toàn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nên nấu cơm bằng nước nóng, vì nước nóng sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. Như vậy các dưỡng chất sẽ được bảo tồn.

  Sai lầm khi nấu cơm có thể khiến mọi gia đình mắc bệnh - Ảnh 2

Khi vo gạo quá kỹ làm mất một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Ảnh minh họa.

4. Ngâm gạo trước khi nấu cơm

Để tiết kiệm thời gian, mọi thường ngâm gạo trước khi nấu cơm trước khi nấu. Việc ngâm gạo trong nước sẽ làm cho hạt gạo bị trương khiến cho các chất dinh dương bị hòa tan trong nước. Lúc này hạt gạo sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Bởi vậy, tránh ngâm, đãi gạo trước khi nấu.

Ánh Ngọc

Post a Comment

 
Top