“Một cuộc phẫu thuật như vậy được thực hiện trên những bệnh nhân đã khiếm thị cả hai mắt, những người đã trải qua một quá trình điều trị dài trước khi đến với chúng tôi”.

Cuộc cấy ghép khó tin này khôi phục lại giác mạc và thủy tinh thể dù chỉ mang lại kết quả rất khiêm tốn (thị lực của bện nhân chỉ đạt được vài phần trên 10) nhưng cho phép người bệnh một chút tự do quý giá.

Theo GS Louis, những bệnh nhân phù hợp với phương pháp phẫu thuật này là những người mù cả 2 mắt và từng có những điều trị dài trước đó nhưng không hiệu quả.

“Với những bệnh nhân đã hoàn toàn mất đi thị lực và đôi khi mất hoàn toàn hy vọng lấy lại thị lực, vài phần trên mười đã cho phép họ có một chút tự do quý giá” giáo sư Hoffart nhấn mạnh. “Đôi khi kết quả rất đáng ngạc nhiên. Ví dụ như một bệnh nhân của tôi đã tìm được một công việc trong bộ Tài chính, cô ấy có thể trượt tuyết và đạp xe”.

Kỹ thuật đã có hơn 50 năm

Được tìm ra trong những năm 60 bởi Benedetto Strampelli, một bác sĩ phẫu thuật người Ý, kĩ thuật này thay đổi rất ít từ đó nhưng vẫn được sử dụng vì nó vẫn có tác dụng.

Kĩ thuật này được thực hiện trên khoảng 10 người mỗi năm tại Pháp, tất cả đều tại bệnh viện Timone và bởi ekip phẫu thuật nhãn khoa của giáo sư Hoffart, cộng tác cùng ekip phẫu thuật răng hàm mặt chỉ đạo bởi giáo sư Laurent Guyot.

Ngoài ra chỉ có khoảng 50 bác sĩ phẫu thuật khác đang luyện tập kĩ thuật này trên toàn thế giới: Việc tiếp thu kĩ thuật này tốn thời gian và bệnh nhân thực hiện còn phải chi trả một khoản lớn.

Kĩ thuật này chỉ được chọn, khi mà không còn một cách điều trị nào khác có hiệu quả hay khả thi, bao gồm cả cấy ghép võng mạc, cho những bệnh nhân mất đi cả hai bên mắt sau một chấn thương, bởi tai nạn hóa học hay bởi bệnh tự miễn.

Những kĩ thuật khác đang được phát triển để hồi phục lại các phần khác nhau của mắt (võng mạc nhân tạo, vv…) nhưng trong trường hợp trên, kĩ thuật ghép này luôn tiềm ẩn nguy cơ và chỉ được xem xét khi có cơ hội cho một kết quả có lợi.

“Đầu tiên, cần phải kiểm tra rằng võng mạc mắt hoạt động tốt và bệnh nhân có thể tiếp nhận ánh sáng, nếu không việc cấy ghép sẽ không mang lại điều gì”, giáo sư Hoffart nói.

Siêu âm và kiểm tra điện sinh lý cho phép kiểm tra xem võng mạc và thần kinh thị giác có khả năng tiếp nhận và truyền về não những thông tin nhận được bởi thủy tinh thể mới hay không. Cấu trúc mắt cũng cần phải khá vững chắc để có thể chịu được việc cấy ghép.

Một yếu tố không thể thiếu: Răng, thường là răng nanh, cần phải ở trạng thái tốt để lấy một lát mỏng và đục một lỗ, nơi đặt một thấu kính Plexiglas. Một khi được lấy bởi ekip của giáo sư Guyot, lát răng và thấu kính sẽ được đặt vào trong má bệnh nhân trong 3 tháng để cho các tế bào của bệnh nhân sẽ bám vào cấu trúc này. Khi được các tế bào sống bám lên, cấu trúc này sẽ sát nhập vào mô mắt dễ dàng hơn.

Cân nhắc khi thực hiện

Bên cạnh những yếu tố “kĩ thuật”, cần phải đảm bảo rằng bệnh nhân không mong đợi hơn những gì việc cấy ghép này có thể mang lại: Thị lực có thể phục hồi nhưng thường sẽ yếu và mắt trông sẽ kỳ lạ về thẩm mỹ.

Cuối cùng, cần đảm bảo bệnh nhân được theo dõi thường xuyên, điều đôi khi khó khăn khi bệnh nhân ở quá xa cơ sở y tế có khả năng.

Việc sử dụng răng cùng phần ngà - phần xương có thể bị hòa tan từ từ cũng như việc không sử dụng các vật liệu tổng hợp cho phép cố định thấu kính khá lâu, đôi khi có thể đến 20 năm.

Chiếc răng, cho dù cố định và chắc đến đâu, đều sẽ bị phân hủy dần và cần phải được theo dõi thường xuyên, đôi khi là thay thế.

Điều mà giáo sư Guyot hướng đến đó là tìm kiếm một vật liệu phù hợp hơn. Giáo sư Hoffart nói: "Chúng tôi đã thử với những mảnh sụn lấy từ tai và kết quả sẽ sớm được công bố”.

Tất cả những bệnh nhân được phẫu thuật trong năm 2016 tại Timone đều được hưởng những tiến bộ mới nhất, có vẻ đặc biệt hứa hẹn. Việc lấy một mảnh sụn là một cuộc phẫu thuật ngắn, đơn giản hơn so với việc lấy một mảnh răng và một phần xương xung quanh. Vả lại, sụn dường như không bị tan ra và việc cấy ghép sẽ bền hơn.

Theo Dân trí

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top