Theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện này vừa cấp cứu thành công bệnh nhi Cứ A Chông, người dân tộc thiểu số ở Sơn La, bị giun đục thủng ruột thừa, nhiễm độc nặng. Bệnh nhi này 2 tuổi, bị suy dinh dưỡng, chỉ nặng 7kg.
Theo người nhà kể lại, bé Chông được đưa xuống Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội khám mắt. Tuy nhiên, sau khi khám mắt bất ngờ bé bị đau bụng và được phẫu thuật cấp cứu tối 29/9 tại bệnh viện.
Cháu bé đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. |
BS.Nguyễn Đình Hưng, Gíam đốc Bệnh viện cho hay, khi mở ổ bụng các bác sỹ thấy ruột thừa của bé đã bị giun đũa đục thủng, làm tràn dịch ra ổ bụng gây tình trạng nhiễm độc.
Các bác sỹ đã cắt bỏ ruột thừa, làm vệ sinh ổ bụng và điều trị cho bé. Hiện cháu bé đang dần ổn định sức khỏe. Đây là ca mổ không dễ dàng, khi cháu bé rất yếu, ruột thừa lại đã bị vỡ và bệnh nhân trong tình trạng nhiễm độc.
Các bác sỹ phẫu thuật viên chính điều trị cho bé cũng phải bất ngờ vì sau 15 năm làm nghề y, họ mới gặp trường hợp nhiễm giun đục thủng ruột thừa ở bệnh nhi như trên.
“10 năm trở về trước, có nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm giun nặng như trường hợp bé gái trên, nhưng gần đây thì tình trạng tương tự rất ít gặp”, BS.Hưng nói.
Các bác sỹ cảnh báo, đa số các trường hợp nhiễm giun nhẹ thường không có triệu chứng nhưng đôi khi nhiễm 1 con giun duy nhất cũng có thể gây áp xe gan hay làm tắt ống dẫn mật.
Trẻ bị nhiễm giun rất nguy hiểm. Trong quá trình di chuyển ấu trùng gây ra viên phổi vào này thứ 4-14 sau khi được nuốt và sẽ có triệu chứng sốt, ho, ho có đờm, thâm nhiễm ở phổi. Viêm phổi không kéo dài chỉ khoảng 3 tuần.
Bên cạnh đó, trong quá trình chu du, ấu trùng có thể gây triệu chứng như rối loạn thần kinh, phù mí mắt mất ngủ và nghiến răng ban đêm. Khi ấu trùng “đi lạc” lên não, nó gây rau hạt, những nốt nhỏ ở mắt, võng mạc hoặc não.
Các bác sỹ đang thăm khám cho bé Chông. |
Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm suy giảm Protein. Suy dinh dưỡng dạng khô cũng gắn với nhiễm giun đũa. Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm giảm sinh tố A, sinh tố C. Trẻ em bị quáng gà hồi phục rất nhanh các triệu trứng ở mắt sau khi được tẩy giun.
Theo các chuyên gia y tế dự phòng, giun đũa cái đẻ trứng ở ruột non. Trứng được thải ra ngoài theo phân. Trứng lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa qua rau sống, quả tươi, nước lã, thức ăn bị ô nhiễm... Đặc biệt, khi trẻ thường chơi đùa đất chung quanh nhà có nguy cơ bị nhiễm cao.
BS. Hưng cho hay, tại nơi cư trú bình thường (ruột non), nếu bị nhiễm nặng giun trưởng thành có thể gây ra viêm ruột, xoắn ruột tắc ruột hoặc lòng ruột. Khi giun đi lang thang có thể lạc đến những nơi cư trú bất thường và gây ra triệu chứng cấp tính: tắc ruột, thủng ruột ở những vùng hồi manh tràng, viêm ruột thừa cấp do giun, làm nghẽn ruột viêm túi thừa, chấn thương dạ dày hoặc ruột…
Vì thế, theo khuyến cáo, người dân cần chủ động tẩy giun ít nhất 6 tháng một lần. Trẻ trên một tuổi, phụ huynh có thể tẩy giun cho bé. Cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống, chỉ ăn uống thực phẩm đã được nấu chín, rửa rau dưới vòi nước sạch, không đi chân đất…
N.Giang
Post a Comment