Tháng 8 vừa rồi, Brandon đã đạt được sự độc lập tài chính để nghỉ hưu sớm ở tuổi 34. Anh đã chia sẻ quan điểm về tiền và kể lại quá trình đạt được mục tiêu của mình trên trang cá nhân Mad Fientist. Dưới đây là 7 đúc rút cơ bản của Brandon về tiền bạc và cách quản lý tiền:

chang-ky-su-tiet-kiem-tien-de-mua-tu-do-o-tuoi-34

Ảnh: Brandon, chàng kỹ sư phát triển phần mềm vừa nghỉ hưu ở tuổi 34.

1. Chỉ ra điều gì khiến bạn hạnh phúc

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần chỉ ra điều gì thực sự quan trọng với bạn và khiến bạn hạnh phúc. Nhiều người không nhận ra bản thân đang chi tiền cho những thứ không mang lại hạnh phúc cho mình, bởi vì họ đang bị cuốn vào kịch bản cuộc sống giống như nhiều người khác.

Bạn không cần phải mua nhà chỉ vì tất cả bạn bè của bạn đều làm thế, bạn cũng không cần phải mua xe chỉ để gây ấn tượng với người khác. Bạn không cần phải sống theo giấc mơ của người khác.

Khi tôi nhận ra tiền bạc có thể mang lại tự do cho mình, để tôi có thể thoải mái sử dụng quãng thời gian từ 9 đến 17h mỗi ngày, tôi quyết định tiết kiệm tiền để mua tự do. Tôi không tiếc nuối những thứ tôi phải từ bỏ để dành tiền cho độc lập tài chính, bởi với tôi tự do là quan trọng nhất.

2. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát

Thay vì căng thẳng bởi những gì xảy ra trong nền kinh tế hay cố dự đoán xem thị trường chứng khoán sẽ chuyển biến thế nào, hãy tập trung vào những thứ trong tầm kiểm soát của bạn và lạc quan về chúng.

Phí đầu tư có thể lên tới hàng trăm nghìn đôla trong suốt quá trình bạn đầu tư, vì thế hãy tối thiểu nó bằng cách đầu tư vào những quỹ có chi phí thấp.

Giảm thiểu rủi ro bằng cách mua các cổ phiếu trên thị trường thông qua một quỹ có số vốn cao, có bảo hiểm và kinh nghiệm làm ăn tốt.

Tối thiểu hóa các khoản thuế mà bạn phải đóng bằng cách sử dụng các chiến lược tránh thuế hợp pháp.

3. Tự động hóa mọi thứ

Một khi bạn đã lập một danh mục đầu tư theo các quỹ đầu tư, đồng thời bạn cũng có các tài khoản để được hưởng lợi về thuế, hãy thiết lập các khoản đầu tư tự động hàng tháng và hoàn toàn có thể tạm quên danh mục đầu tư của mình.

Nếu bạn có thể tách suy nghĩ và cảm xúc ra khỏi việc đầu tư, bạn sẽ không chỉ đỡ căng thẳng trong những giai đoạn thị trường xuống dốc mà kết quả còn có thể thu lại rất nhiều tiền. 

4. Dừng hưởng thụ và hãy sáng tạo

Hưởng thụ mang lại cho chúng ta những niềm vui nhất thời nhưng sáng tạo có thể mang lại hạnh phúc lâu dài.

Thật dễ dàng mỗi ngày tan việc về nhà, bạn dành 4 giờ để ngồi trước tivi thư giãn. Ngược lại, làm những công việc đòi hỏi sự sáng tạo như viết blog, làm đồ handmade, chơi nhạc sẽ khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên, về lâu dài, sáng tạo sẽ đem lại cho bạn nhiều phần thưởng hơn và thậm chí có thể tăng thu nhập.

5. Ném tivi ra ngoài cửa sổ

Tất nhiên bạn không nhất thiết phải bỏ phí cái ti vi, bạn có thể bán nó qua mạng hay chợ đồ cũ.

Trên tivi, các nhà quảng cáo liên tục tấn công bạn với những thứ bạn "cần phải có", bạn trở nên ít hài lòng với những gì mình đang có và nhiều khả năng, bạn sẽ tiêu tiền nhiều hơn (tiếc rằng điều này lại không làm cho bạn hạnh phúc hơn).

Cộng thêm các phóng viên tin tức luôn nói về những điều khủng khiếp xảy ra khiến bạn trở nên sợ hãi hơn và không sẵn sàng ra ngoài khám phá thế giới, điều mà bây giờ dễ làm hơn bao giờ hết.

6. Du lịch đến các nước khác

Nếu bạn đang phải vật lộn với chi tiêu và cảm thấy cần những thứ đắt tiền hơn để được hạnh phúc, hãy đi đến bất cứ đâu khác trên thế giới và bạn sẽ thấy mình đầy đủ hơn rất nhiều người.

7. Cuối cùng, hãy thử nghiệm với chi tiêu của bạn

Những điều khiến bạn hạnh phúc hôm nay có thể không còn khiến bạn vui vào ngày mai, vì thế hãy thử nghiệm và đừng khóa mình vào một cam kết lớn. Hãy dùng thử trước khi mua. Hãy thuê thay vì bỏ tiền ra sở hữu. Hãy mượn khi có thể.

Con đường dẫn đến hạnh phúc và độc lập về tài chính không bằng phẳng, bạn có thể mắc sai lầm trên đường đi, nhưng khi bạn tập trung vào hạnh phúc lâu dài và biết sắp xếp chi tiêu theo một mục tiêu chung, bạn sẽ tự tin rằng bạn đang đi đúng quỹ đạo.

Hoàng Anh

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top