Trước đó (ngày 17/10), "Báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc" do Vinatas công bố chiều 17/10 cho thấy, có 49 mẫu khảo sát có hàm lượng nước mắm nằm trong ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (arsen tổng dưới 1mg/lít), trong khi có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,3%) không đạt quy định, cao quá mức cho phép.

Trong danh sách do Tin tức đăng tải, các sản phẩm nước mắm an toàn là: Cát Hải 17 độ, Cát Hải cao đạm, Cát Hải hạng 1, Chinsu, Cholimex Hương Việt, Coop Mart 10 độ đạm, Hải Châu 20 độ đạm, Hải Châu 32 độ đạm, Hòa Hiệp 35 độ đạm, Hồng Hạnh, Hưng Việt, Liên Thành, Nam Ngư, Nam Ngư 15 độ, Diêm Điền cốt cá cơm, Diêm Điền thượng hạng, Golden Shell, Năm Sao, Long Hải cốt cá cơm, Miwon, Phan Thiết - Mũi Né, Thái Long, Thuận Phát 40 độ đạm, Quốc Hưng, Tân Hiệp Hương, Tân Phong...

Danh sách kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (asen) với các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành. Các nhãn hiệu trong cột đầu tiên (asen tổng < 1mg/lit) có hàm lượng asen trong ngưỡng cho phép - ảnh nguồn Tin Tức

Danh sách kết quả khảo sát về hàm lượng thạch tín (asen) với các nhãn hiệu nước mắm trên toàn quốc do VINASTAS tiến hành. Các nhãn hiệu trong cột đầu tiên (asen tổng < 1mg/lit) có hàm lượng asen trong ngưỡng cho phép - ảnh nguồn Tin Tức

Những sản phẩm nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cao nhất (>4mg/lít, trong khi ngưỡng an toàn là =<1) là: 584 Nha Trang 60 độ, Gia Hỷ, Hạnh Phúc (50 độ đạm), Hạnh Phúc (60 độ đạm), Nam Phan 25 độ, Nhĩ Vàng;...

Những sản phẩm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cao từ 3,1-4mg/lít gồm: Cholimex Thượng hạng, Nữ hoàng (tứ tuyệt), Thanh Quốc 40 độ đạm, Thanh Quốc 43 độ đạm, Trung Thành ngư nhĩ, Tứ tuyệt...

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về danh sách này, TS.Vương Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch Vinastas khẳng định: “Chúng tôi chưa cung cấp cho cơ quan báo chí nào về danh sách hãng nước mắm được lấy mẫu khảo sát. Thông tin trên tờ báo lấy ở đâu chúng tôi không rõ...”.

Lý giải việc không cung cấp danh tính hãng nước mắm bị lấy mẫu khảo sát, ông Tuấn cho biết: Việc khảo sát của Vinastas mang tính cảnh báo thực trạng nước mắm trên thị trường và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp thanh tra, kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm đồng thời yêu cầu doanh nghiệp minh bạch thành phần có trong sản phẩm nước mắm.

Ông Vương Ngọc Tuấn - Ảnh H.Lực

Trong khi đó, trước nhiều ý kiến cho rằng việc Vinastas không công bố danh sách doanh nghiệp nước mắm được lấy mẫu khảo sát sẽ khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng hơn, ông Vũ Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định: Vinastas công bố kết quả khảo sát mang tính cảnh báo, tham khảo chứ không phải mang tính chất thanh tra, kiểm tra để yêu cầu phải công bố công khai các doanh nghiệp sản xuất, các sản phẩm nước mắm được kiểm nghiệm.

Tuy nhiên, qua đợt khảo sát này, để định hướng dư luận xã hội liên quan đến chất lượng sản phẩm nước mắm và bảo đảm an toàn cho người sử dụng, Vinastas cần phải công khai đối tượng nghiên cứu. Tức là tên nước mắm và doanh nghiệp sản xuất nước mắm có tiêu chuẩn vượt ngưỡng. Thứ hai, công bố phương pháp nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng khẳng định, sản xuất nước mắm hay nước chấm cho người sử dụng với phương pháp thủ công hay công nghiệp pháp luật không cấm. Dù là sản xuất thủ công hay công nghiệp vấn đề cơ bản phải có nhãn mác đầy đủ, phải công khai hàm lượng ở trên sản phẩm nước mắm, nước chấm ấy.

Theo Giáo dục

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top