Lá vối từ lâu được người Việt dùng để làm nước uống giải khát giúp thanh nhiệt trong những ngày hè. Loại cây này có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta.
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.
Theo nhiều tài liệu Đông y, trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis…
Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ảnh minh họa. |
Thậm chí, lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt.
Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Uống nước lá vối có nhiều công dụng là thế nhưng theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng –Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam từng cho biết trên Gia đình Xã hội thì mọi người không nên lạm dụng uống nước vối dù nước vối có công hiệu giải nhiệt rất hiệu quả trong những ngày hè nóng nực.
Cũng theo ông Sáng, nếu lạm dụng uống lá vối, có thể mọi người phải đối mặt với tình trạng bị cồn cào, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng nhất là khi uống lúc đói bụng.
Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.
Vì thế, bất cứ loại thảo dược hay thuốc bổ nào thì việc lạm dụng cũng gây ra những hệ quả nhất định. Uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi còn gây rối loạn tiêu hóa.
Cũng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cũng cho biết thêm, nếu uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.
Nguyên nhân vì lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục nên phải ủ để phá hủy chất này.
Dùng nguyên liệu khô thì phải bảo quản tốt, vì nếu nhiễm nấm rất dễ gặp các độc tố nấm mycotoxin sinh bệnh.
Cũng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cũng cho biết thêm, nếu uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi. Ảnh minh họa. |
Ở một nhận định khác, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Hội các ngành sinh học Việt Nam cũng chia sẻ trên Gia đình Xã hội cho rằng, lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout, giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cũng khuyến cáo, mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết.
Hơn nữa, không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Minh Anh (tổng hợp)
Post a Comment