Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ vị sẽ giúp tiêu đờm, giải độc, xua tan hàn khí…
Tây y cũng khẳng định gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như Gingerols, Beta-carotene, Capsaicin, Axit Caffeic, chất Curcumin và Salicylate.
Vậy nhưng, ngay cả khi được ví như loại củ "đại bổ", gừng vẫn là thực phẩm không thể sử dụng tùy tiện.
Ăn gừng tươi mọc mầm
Ăn gừng tươi bị dập rất nguy hiểm và có thể dẫn đến các bệnh như ung thư gan, ung thư thực quản vì gừng bị dập sẽ sinh ra một loại chất độc cực mạnh làm thay đổi tính chất của gừng.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Ăn gừng vào buổi tối
Người xưa có câu "sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín". Theo đó, cổ nhân cho rằng thời điểm tốt nhất để ăn gừng là buổi sáng.
Vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.
Ngược lại, vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng lại là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ, lâu ngày sinh ra nóng trong.
Ăn gừng vào mùa thu
Trong các sách y học cổ cũng từng “cảnh báo”: “Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng”.
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Ăn quá nhiều
Theo Trí Thức Trẻ, một nghiên cứu của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã cho ra kết quả việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Theo đó, các nhà nghiên cứu của cục FDA đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch bằng cách tăng thêm 0,4 – 1% hàm lượng safrol vào thức ăn trong 150 ngày đến 2 năm. Kết quả cho thấy số chuột này đều mắc ung thư gan.
Trong khi đó, gừng tươi chứa hàm lượng lớn chất safrol. Bởi vậy, việc ăn quá nhiều loại củ này trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Bên cạnh đó, gừng bị biến chất, hư thối cũng chứa hàm lượng độc tố gây nguy hại cho cơ thể, thậm chí trở thành tác nhân phát sinh ung thư gan và ung thư thực quản ở người.
Dùng gừng để trị say nắng
Những bệnh nhẹ như say nắng, cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt đều được xếp vào bệnh tính nhiệt. Gừng lại có vị cay nóng, tính ấm, hoàn toàn không thích hợp để điều trị các bệnh này.
Bởi vậy, gừng luôn nằm trong danh sách "chống chỉ định" đối với những bệnh kể trên.
Bởi vậy, ngay cả khi là một thực phẩm đại bổ, ta cũng chỉ nên ăn gừng với số lượng vừa phải.
Nhã Nam (Tổng hợp)
Post a Comment