Bếp rất quan trọng trong căn nhà và là nơi gắn kết các thành viên, giữ ngọn lửa hâm nóng tình cảm gia đình. Gian bếp ấy còn là nơi sẻ chia biết bao câu chuyện hàng ngày giữa ba mẹ và các con. Còn gì vui sướng hơn khi sau những ngày quay cuồng với bao nhiêu công việc, về đến nhà, nhìn thấy vợ nấu bữa cơm tối ngon lành, cùng với các con đang nô đùa bên cạnh. Còn gì ấm áp hơn khi giữa mùa đông lạnh giá, về đến nhà lại ngửi thấy mùi cơm mẹ nấu cùng ánh mắt hiền từ và nụ cười của mẹ.

Và chẳng còn gì hạnh phúc hơn khi giữa trưa hè oi ả, được vào ngồi ở quầy bar, ăn bánh, uống bia lạnh cùng ba, rồi bàn về trận bóng đá hôm qua hay hỏi về những điều trong cuộc sống mà ta chưa hiểu hết. Có thể nói, trái tim của căn nhà chính là khu bếp, nơi mà với những sinh hoạt gắn kèm với nó, căn nhà ấy được gọi là gia đình.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho

Với mục tiêu tạo ra cho người sử dụng một không gian bếp tiện nghi, hài hòa với thiên nhiên, gắn kết các thành viên trong gia đình, sang trọng và bền chắc khi sử dụng, tôi đưa ra 3 giải pháp cho căn bếp với các đặc điểm về sự công năng, bền vững và thẩm mỹ như sau:

Phương án 1: Không gian bếp rộng trong biệt thự -  phong cách hiện đại

Phương án 2: Không gian bếp rộng trong biệt thự -  phong cách tân cổ điển

Phương án 3: Không gian bếp vừa phải của chung cư có sân vườn trên mái -  phong cách hiện đại tiết kiệm không gian.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-1

Về mặt công năng:

Bếp cần tiện nghi, khoảng cách sử dụng thoái mái, không quá rộng, không quá chật. Có thể sử dụng tiện nghi cho ít nhất 3 người cùng một lúc: một người nấu bếp, một người rửa và một người phụ bếp (rửa rau, hoa quả tại các vị trí quầy bar có kèm chậu rửa)

Vị trí tủ lạnh độc lập nhưng vẫn gắn kết với bếp. Đảm bảo người nấu bếp có thể lấy đồ phục vụ nấu bếp thuận tiện trong quá trình nấu và các thành viên khác vẫn có thể tiếp cận để lấy đồ (nước uống lạnh, đá lạnh, đồ ăn...) trong tủ lạnh, mà vẫn đảm bảo giao thông không bị giao cắt. Mặt tủ lạnh bằng chất liệu inox sạch sẽ, đảm bảo trong quá trình sử dụng dễ lau rửa vệ sinh.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-2

Bếp nấu và chậu rửa phải bố trí không được trên cùng một bề mặt và khoảng cách không quá xa (trong trường hợp vừa rửa bát vừa nấu...); hoặc không quá gần (đảm bảo thuận tiện cho 2 người  có thể cùng làm một lúc  và cũng tốt hơn về mặt phong thủy).

Công năng của các khoang tủ bếp được bố trí và sử dụng phụ kiện hợp lý (như trình bày trong phần bản vẽ mặt bằng và mặt đứng), phục vụ tốt nhất cho người nấu bếp.

Khu bếp nhất thiết phải có cửa thông thoáng với bên ngoài và hệ thống hút mùi hợp lý (cả trên trần và trên bếp). Vì bếp là nơi gắn liền với phong thủy của ngôi nhà, nên nhiều trường  hợp gia chủ muốn phải quay theo hướng tuổi chủ nhà, trong trường hợp này, giải quyết bài toán thông thoáng như phương án 1.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-3

Mặt bàn bar phải đủ rộng để đảm bảo vừa ăn uống nhẹ và không ảnh hưởng đến các công việc chuẩn bị cho nấu bếp. Bar không cần quá cao như trong các quán rượu, chỉ cần cao ngang mặt bàn bếp, vừa tiện dùng cho nấu bếp mà không mất tầm nhìn và bị chia cắt không gian. Phía trước bàn bar nên thụt vào ít nhất 10cm để đảm bảo ngồi không bị vướng chân. Phía trên của bàn bar phải có đèn chiếu rọi, vừa nâng cao thẩm mĩ mà lại đảm bảo ánh sáng khi sử dụng.

Chiều cao mặt bàn bếp nên chú ý đến tỷ xích dành cho người sử dụng. Đối với người Việt Nam, cao từ 1,5 m đến 1,7m nên sử dụng mặt bàn bếp cao tiêu chuẩn 0,85m. Đối với những người cao trên 1,7m có thể nâng hạ chiều cao mặt bếp cho phù hợp, tránh trường hợp phải hơi cúi khi thao tác nấu bếp, đặc biệt là rửa bát, dẫn đến tư thế làm việc bị mỏi, sẽ mất đi tính tiện nghi của bếp.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-4

Bếp phải có ánh sáng tự nhiên đảm bảo tâm lý thoải mái cho người sử dụng. Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo cũng không kém phần quan trọng. Đảm bảo mặt bàn bếp phải luôn được chiếu sáng trong quá trình nấu, tránh tai nạn khi nấu.

Phòng ăn nên gần khu nấu bếp nhưng không nên cạnh khu bếp mà vẫn cần có sự ngăn cách hợp lý nhằm đảm bảo không phải di chuyển một quãng đường quá xa của thức ăn sau khi nấu mà vẫn đảm bảo giao thông tách biệt, không vướng vào nhau. Chỉ trừ trường hợp tòa nhà rất lớn với nhiều người ở (mansion) và có nhiều gia nhân thì phòng ăn cần tách biệt với khu nấu, còn những trường hợp ở gia đình, kể cả biệt thự, tốt nhất là khu ăn và khu bếp cách nhau bởi khu bàn bar, là nơi chung chuyển thức ăn sau nấu rất hợp lý.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-5

Về mặt thẩm mỹ:

Đảm bảo tỷ lệ đặc rỗng của dãy bếp trên để hình thức không bị nặng nề. Đặc biệt với phương án thiết kế bếp tân cổ điển.

Sử dụng hình khối với tỷ lệ hài hòa hợp lý với phương án thiết kế hiện đại, đường nét phào chỉ không quá cầu kì mà vẫn không quá đơn giản với phương án thiết kế tân cổ điển.

Dùng chất liệu gỗ với bề mặt thô, phủ sơn PU mờ kết hợp với bề mặt nhẵn bóng để làm điểm nhấn cho căn bếp.

Sử dụng các bề mặt kim loại như tủ lạnh, máy rửa bát, lò nướng... ngoài mục đích phục vụ công năng còn để tăng thêm tính sang trọng, thêm điểm nhấn cho tủ bếp.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-6

Về chất liệu và sự bền vững:

Sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp chống ẩm để chống chịu cho thời tiết độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi tương đối rõ rệt theo mùa của miền Bắc. Bề mặt phun sơn công nghiệp 7 lớp hoặc sử dụng một lớp laminate bo viền cạnh để đảm bảo bề mặt chắc chắn.

Sử dụng phụ kiện tối ưu của các hãng uy tín, vừa đảm bảo công năng, vừa sử dụng bền vững lâu dài, không hỏng vặt.

mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-7
mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-8
mang-thien-nhien-vao-gian-bep-nho-9

Lê Gia Huy

Từ ngày 18/8 đến 23/9, Báo VnExpress phối hợp cùng Công ty điện tử LG Electronics Việt Nam tổ chức cuộc thi "Ý tưởng cho căn bếp hiện đại" dành cho mọi công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước có khả năng và niềm đam mê với thiết kế, muốn thể hiện và đem ý tưởng của mình đến với đông đảo công chúng. Cuộc thi kéo dài trong 5 tuần. Hàng tuần, ngoài giải bình chọn, ban tổ chức sẽ chọn ra 3 thiết kế xuất sắc, sáng tạo và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi để xét trao giải chung cuộc. Gửi bài dự thi tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top