Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Ngoài ra, theo Tây y gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như Gingerols, Beta-carotene, Capsaicin, Axit Caffeic, chất Curcumin và Salicylate.

Dù có công dụng tuyệt vời nhưng việc sử dụng gừng không phải ai cũng biết và sử dụng đúng cách.

Sau đây là 4 sai lầm cơ bản khi sử dụng gừng mà bất cứ ai cũng mắc phải.

Gọt vỏ khi sử dụng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vỏ gừng đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy dược tính của loại củ này. Do đó, hành động gọt vỏ gừng là hoàn toàn dư thừa, thậm chí làm mất đi tác dụng vốn có của gừng.

Mặc dù có công dụng tốt nhưng gừng lại không thích hợp với những người mắc bệnh dạ dày và một số căn bệnh về đường tiêu hóa khác (Ảnh minh họa).

Lời khuyên: Nên rửa sạch gừng khi sử dụng bằng nước sạch vẫn giữ nguyên vỏ để giữ được trọn vẹn công dụng của gừng.

Trị say nắng bằng gừng

Không ít người lầm tưởng rằng gừng có thể trị say nắng, say nóng, nhưng trên thực tế gừng không có công dụng như trên. Bởi bệnh nhẹ như say nắng, cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt đều được xếp vào bệnh tính nhiệt. Gừng lại có vị cay nóng, tính ấm, hoàn toàn không thích hợp để điều trị các bệnh này.

Sử dụng gừng vào buổi tối

Từ xa xưa cha ông ta đã khuyên con cháu nên ăn gừng vào buổi sáng, bởi khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.

Ngược lại, vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng lại là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ…

Những người bị tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai cũng nên ăn gừng có chừng mực (Ảnh/Nguồn: Internet)

Ăn gừng bị hỏng, thối

Ăn gừng bị biến chất, hư thối chứa hàm lượng độc tố gây nguy hại cho cơ thể, thậm chí trở thành tác nhân phát sinh ung thư gan và ung thư thực quản ở người.

Ngoài ra, khi dùng gừng cần tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ); Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng; Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét; Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Thanh Bình

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top