Trẻ con trèo câyTrẻ con trèo cây

Thực ra, khi trẻ chơi với nhau đấu đá là điều không thể tránh khỏi. Có 1 vài yếu tố khiến trẻ đấu đá nhau, bao gồm: Tính khí, môi trường, tuổi tác và các kĩ năng. Bạn có thể tìm hiểu về các yếu tố này để giảm thiểu các trận “hỗn chiến” trong giai đình

Đấu đá nhau: Những điều cơ bản

Việc trẻ đấu đá nhau là rất phổ biến. Có thể có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả sự ganh đua giữa các anh chị em ruột. Thật không may khi không có một phép thần nào có thể giải quyết được nhưng khi trẻ lớn hơn cũng như khi các kĩ năng xã hội phát triển tốt hơn, việc đấu đá ấy sẽ giảm dần

Khi các trận đấu đá giữa anh chị em trong nhà được phân giải công bằng và không ai bị thương, trẻ sẽ có cơ hội học được rằng tôn trọng cảm giác và vật sở hữu của người khác là điều quan trọng. Tranh cãi – và cách giải quyết tranh cãi sẽ giúp trẻ xây dựng kĩ năng giải quyết vấn đề cho các mối quan hệ trong tương lai

Điều bạn làm lúc chúng không đánh nhau là chìa khóa để giảm bớt các cuộc đấu đá giữa các con bạn sau này. Những điều bạn có thể làm bao gồm xây dựng kĩ năng xã hội và cảm xúc, giúp trẻ học cách hành xử công bằng và đảm bảo rằng bạn chia đều sự quan tâm hoặc thời gian dành cho các con. Có nghĩa là chúng sẽ không tranh giành nhau vì điều đó.

trẻ hay đấu đá nhau

Ban có biết?

Nghiên cứu chỉ ra rằng các anh chị em ruột dưới 5 tuổi có thể cứ 10 phút lại đánh nhau. Nên bạn dễ có cảm giác làm trọng tài cho những trận chiến vô tận.

Tính khí ảnh hưởng như thế nào tới việc trẻ đấu đá nhau?

Một vài trẻ dường như đấu đá nhiều hơn những đứa trẻ khác. Đây có thể là do tính khí của trẻ – cá tính bẩm sinh làm trẻ có xu hướng hành xử hung hăng

Con người vốn có bản chất hung hăng tự nhiên và đấu đá nhau là biểu hiện bình thường của điều đó. Một số người dễ nổi nóng hơn người khác hay ít có khả năng kiềm chế tính nóng giận. Không phải lúc nào cũng dễ dàng để người lớn giải quyết mâu thuẫn mà không dùng cử chỉ, hành vi xấu. Vậy hãy tưởng tượng, điều đó sẽ càng khó khăn hơn đối với những đứa trẻ nhỏ

Ảnh hưởng của môi trường tới việc trẻ đấu đá nhau

Trẻ con học cách giải quyết vẫn đề khác nhau bằng việc xem và bắt chước hành vi, cử chỉ mà chúng nhìn thấy từ môi trường

Cho nên nếu trẻ nhìn thấy bạn giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực thì chúng cũng sẽ học cách đối xử như vậy. Đây được gọi là làm mẫu cử chỉ tốt.

Trẻ cũng học các hành vi xấu. Nếu bạn rèn con bằng đòn roi, con bạn cũng sẽ dùng đòn roi với các anh chị em khác trong nhà, với bạn bè, hoặc thậm chí với cả bạn. Con bạn sẽ chọn cách đánh nhau nếu:

– Chúng liên tục nhìn thấy mọi người hung hăng với nhau, đặc biệt là cha mẹ, các anh, các chị và bạn bè
– Con bạn có thể giành thứ chúng muốn bằng việc xô đẩy hoặc đánh nhau
– Cha mẹ không đặt giới hạn kiên định cho việc đấu đá nhau hoặc thái độ hung hăng
– Con bạn nhìn thấy nhiều cảnh bạo lực trên ti vi, tại rạp chiếu phim hay các video game

Trẻ tiếp thu những bài thực hành ấy từ lúc tuổi còn rất nhỏ. Nhưng trẻ có thể chưa bắt đầu liên kết, chia sẻ trước khi được 2 tuổi. Và trẻ có thể thực sự thực hành ngoài đời khi trẻ lên 3

Tuổi tác và các kĩ năng ảnh hưởng tới việc trẻ đấu đá nhau như thế nào?

Cách trẻ giải quyết xung đột một phần được quyết định bởi tuổi tác và mức độ phát triển các kĩ năng của trẻ. Các hành vi hung hăng ở trẻ nhỏ là phổ biến. Nhưng các hành vi, cử chỉ như này thường sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn và học được các cách giải quyết mâu thuẫn tốt hơn.

Lứa tuổi:

 * Dưới 2

Hành vi, cử chỉ

– Có xu hướng tranh giành các vật dụng như đồ chơi và trở nên cáu khi đồ mà chúng muốn bị lấy đi
– Khó khăn trong việc đợi đến lượt chơi, mà chưa hiểu lý do có luật chơi và hướng dẫn
– Không có khả năng đưa ra lý do với những đứa trẻ khác hoặc giải thích cảm giác của mình, vì vậy trẻ có xu hướng dùng hành động như xô đẩy để thể hiện sự tức giận

* 3 tuổi – 4 tuổi

Hành vi, cử chỉ

– Trẻ bắt đầu biết hợp tác, chia sẻ và chơi theo lượt – tất cả điều đó sẽ giúp giảm việc trẻ đánh nhau
– Trẻ vẫn cần được giúp đỡ , nhắc nhở và nhận xét của cha mẹ

* 5 tuổi – 7 tuổi

Hành vi, cử chỉ

Trẻ bắt đầu nắm vững các kĩ năng về chia sẻ, chơi theo lượt, thỏa thuận và ra điều kiện

Trẻ giải quyết vẫn đề tốt hơn mà không cần người lớn can thiệp, mặc dù vậy trẻ vẫn cần sự động viên, giúp đỡ của bạn

* 8 tuổi – 12 tuổi

 Hành vi, cử chỉ

Trẻ có xu hướng phản kháng bằng ngôn ngữ hơn so với khi còn nhỏ

Trẻ trở nên hòa đồng hơn, thích chơi các trò chơi tập thể có sự đoàn kết, thương lượng và thỏa thuận

Trẻ sinh ra không phải đã biết cách xử lý những bất đồng, nhưng tất cả trẻ có thể học các kĩ năng nhằm giảm thiểu các trận đấu đá nhau.

Cảm nhận của cha mẹ

Trẻ bắt đầu đấu đá nhau ngay từ khi chập chững biết đi. Nếu bạn cảm thấy như đang phải vật lộn với những cuộc đấu đá của con bạn, thì thực tế không phải chỉ có riêng bạn. Các cuộc đánh nhau của con bạn là lý do phổ biến để các bậc cha mẹ tìm tới sự giúp đỡ của các chuyên gia. Thậm chí, chỉ những chuyện cãi nhau nhỏ nhặt của bọn trẻ cũng làm bạn stress

Bạn muốn giải quyết các cuộc đấu đá của con để chúng phát triển các kỹ năng cần thiết nhằm xây dựng các mối quan hệ và chơi với nhau hòa thuận. Bạn cũng muốn bênh vực những đứa con nhỏ tuổi hơn và kiểm soát sự ghen tị của các anh chị lớn trong nhà.

Nhưng nếu các con bạn thường xuyên đấu đá, đánh nhau hoặc làm bạn trầm cảm, bạn nên tìm tới các chuyên gia để được tư vấn, như bác sĩ khoa nhi hay bác sỹ tâm lý

Nghiên cứu chỉ ra điều gì về các cuộc đấu đá của trẻ?

– Tỷ lệ đấu đá của bé gái và bé trai là như nhau, nhưng khác nhau về cách thức
– Sự gần gũi về tuổi tác góp phần gây ra các cuộc đấu đá. Nghiên cứu chỉ ra rằng các anh chị em ruột gần tuổi nhau thì càng có xu hướng đấu đá nhau.
– Cha mẹ không phải người gây ra nhưng có gây ảnh hưởng. Số lượng các cuộc đấu đá giữa trẻ bị ảnh hưởng bởi tính khí, các kĩ năng và tuổi tác của trẻ cũng như cách cha mẹ đối xử
– Vấn đề công bằng. Trẻ càng có xu hướng đấu đá khi cảm thấy không được đối xử công bằng. Khi trẻ cảm thấy bị bỏ rơi hay bị đổ lỗi, trẻ càng hành động hung hăng với anh chị em ruột của mình

Thảo luận tại diễn đàn: Tại sao trẻ cùng cha mẹ hay đấu đá nhau?

Bình luận với Facebook

Bình luận

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top