Bưởi chứa nhiều thành phần như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, chứa hàm lượng vitamin C phong phú… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp ăn bưởi.

Dưới đây là những đối tượng cần nói không với bưởi:

Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém

Theo Trí thức trẻ, bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng...

Người uống rượu, bia, hút thuốc lá

Những người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol hay đang hút thuốc lá không nên ăn bưởi. Vì trong bưởi chứa chất Puranocoumarin làm tăng men ruột, gây tăng độc tính của nicotin trong thuốc lá và ethanol trong bia rượu, gây hại cho sức khoẻ. Thông thường, phải sau khi uống rượu bia 48h mới nên ăn bưởi.

Những người đang uống các loại thuốc dưới đây

Theo báo VTC News, những người đang dùng các loại thuốc dưới đây tuyệt đối không được ăn bưởi:

- Thuốc giảm béo: Người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí sẽ dẫn đến mắc bệnh thận.

- Thuốc chống dị ứng: Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

- Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các loại thuốc có chứa thành phần trên có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.

Những người nên ăn bưởi

- Bưởi cung cấp chất bổ dưỡng, giúp cho người mới ốm dậy mau hồi phục.

- Người đang dùng thuốc có chứa các loại sinh tố (A, B, C, D, E, PP), các chất khoáng (sắt, kẽm, đồng, canxi, photpho, selenium...). Tinh dầu quả bưởi sẽ giúp các chất này hấp thu vào máu mà không bị men CYP3A14 ở ruột phá huỷ.

- Những người bị bệnh mỡ máu cao nhưng lại kháng thuốc nhóm Statin: Các nhà khoa học Israel đã tiến hành thí nghiệm với những người có dạng bệnh này. Mỗi người đã ăn 1 quả bưởi/ngày và ăn liên tục trong 30 ngày, sau đó, đo lượng mỡ máu, kết quả cho thấy người ăn bưởi đào có kết quả tốt nhất: Triglycerid giảm 17%, cholesterol toàn phần giảm 15%, đặc biệt là giảm tới 20% cholesterol xấu (LDL).

Ăn bưởi sao cho đúng?

Theo Khỏe & Đẹp, ăn bưởi có thể hạn chế lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể, vì thế giúp giảm nỗi lo lắng về bệnh đái tháo đường.

- Bệnh nhân đái tháo đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày, tương đương với ăn 1 quả bưởi/ngày để cải thiện tình hình bệnh tật.

- Nước ép bưởi cũng được rất nhiều người dùng để trị tiểu đường. Tác dụng sẽ gia tăng nếu ăn cả bã của múi bưởi. Liều dùng tùy người, trung bình 2-4 múi mỗi ngày.

- Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.

Mặc dù, bưởi có những lợi ích tuyệt vời như vậy, nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ ăn riêng bưởi là đủ, mà bạn cần ăn bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây khác.

Nhã Nam (Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top