Những điều nên mong đợi ở lứa tuổi này
Bản tính con người ai cũng vậy, dù nhiều hay ít đều biết cảm thông. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một bé khóc ở nhà hộ sinh, các bé nào khóc cùng sau này thường sẽ là người dễ biết thông cảm nhất. (Vì thế lần sau hãy để ý xem em bé có khóc khi chị nó khóc không nhé.) Tất nhiên, như các bậc cha mẹ đều biết, trẻ hai tuổi thường không phải là hình mẫu của những hành vi vị tha, rộng lượng. “Trẻ chưa phát triển đủ để hiểu được từ cảm thông,” Jane Nelsen, một chuyên gia trẻ em và là đồng tác giả của cuốn Kỉ luật tích cực cho trẻ mẫu giáo nói. “Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên dạy con những thứ đó. Chẳng hạn như, nếu đứa con hai tuổi của bạn đánh em, bạn có thể nói, “Khi con đánh ai đó, người đó sẽ đau. Đây là khi con sờ nhẹ. Khi đó thì cảm giác thế nào nhỉ?” Ở một thời điểm nào đó lời nói của bạn sẽ có tác dụng – nhưng điều này cần phải có thời gian.”
dạy trẻ biết thôn cảmNhững điều bạn nên làm
Nêu tên cho cảm xúc. Hãy bắt đầu bằng việc nêu tên cho các hành vi của con, nhờ đó, bé có thể nhận ra cảm xúc. Hãy nói, “Ồ, con thật là tốt,” khi con gái hai tuổi hôn lên ngón tay bị đau của bạn. Thông qua phản ứng của bạn, bé sẽ hiểu được rằng, hành động có trách nhiệm của bé đã được công nhận và đánh giá cao. Bé cũng đồng thời phải nhận ra được những cảm xúc tiêu cực, vì thế đừng ngại bình tĩnh chỉ ra cho bé thấy rằng bé đang không được chu đáo cho lắm. Hãy thử nói, “Em buồn lắm khi con giành mất cái trống lắc của em đấy. Con phải làm gì để em thấy vui hơn nhỉ?”
Khen ngợi những hành vi biết chia sẻ của con. Khi con bạn biết cách cư xử tốt, hãy nói cho bé biết là bé đã làm đúng, và càng chi tiết càng tốt: “Con thật thảo khi cho em chơi gấu cùng! Em vui lắm đấy. Xem em đang cười kìa?”
Khuyến khích con gái hai tuổi của bạn nói về cảm xúc của bé – và của bạn. Cho con biết rằng bạn quan tâm đến cảm xúc của con bằng cách lắng nghe chăm chú. Hãy nhìn vào mắt con khi con nói với bạn, và diễn đạt lại những điều con nói. Chẳng hạn như, khi con hét lên, “Hooray!”, hãy phản ứng lại với “Ô, hôm nay con vui nhỉ.” Bé có thể không biết trả lời thế nào nếu bạn hỏi bé tại sao, nhưng bé sẽ thấy “mình vui”. Tương tự, hãy chia sẻ cảm xúc của mình với con: “Mẹ thấy buồn khi con đánh mẹ. Mẹ con mình cùng nghĩ một cách khác để con nói cho mẹ biết là con không thích đi đôi giày đó nhé.” Bé sẽ hiểu ra rằng hành động của mình ảnh hưởng đến những người khác, một vấn đề khá phức tạp để trẻ nhỏ hiểu thấu.
Hãy chỉ cho con thấy cách cư xử của những người khác. Dạy con nhận thấy khi người khác cư xử tốt bụng. Hãy thử nói với con, “Con có nhớ cô ở cửa hàng tạp hóa không, cái cô giúp mẹ con mình nhặt thức ăn khi mẹ con mình đánh rơi túi ấy? Cô ấy tốt với mẹ con mình nhỉ, cô ấy làm mẹ vui hơn khi mẹ buồn vì rơi chiếc túi.” Bằng cách này, bạn đã làm con hiểu hơn về hành động của con người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào. Sách cũng cung cấp nhiều ví dụ tốt, vì thế hãy hỏi con xem con nghĩ xem con chó con lạc đường trong một câu chuyện đang cảm thấy thế nào, hay tại sao em bé gái trong một câu chuyện khác lại đang cười. Nói cho con nghe xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như là một trong những nhân vật đó, và hỏi con xem con sẽ phản ứng thế nào. Những thảo luận nho nhỏ như thế sẽ giúp con hiểu hơn về cảm xúc của những người khác và liên hệ chúng đến chính bản thân mình.
Dạy con những quy tắc lịch sự cơ bản. Các cử chỉ tốt là cách cụ thể giúp con thể hiện sự quan tâm và tôn trọng người khác. Ngay khi con bạn biết nói, bé có thể bắt đầu nói “làm ơn”, hay “cảm ơn”. Giải thích với con rằng bạn sẽ sẵn sàng giúp bé hơn khi bé lịch sự với bạn, và rằng bạn không thích khi con ra lệnh cho bạn. Tất nhiên, sự lịch sự của bạn đối với bé đáng giá cả hàng ngàn quy tắc và lời giải thích. Vì thế, hãy thường xuyên nói “làm ơn” và “cảm ơn” với con và những người khác, và bé sẽ hiểu được rằng những cụm từ đó là một phần của giao tiếp hàng ngày, cả ở nhà và ngoài xã hội.
Đừng bực tức để kiểm soát con. Mặc dù thật bực mình khi cô con gái hai tuổi cứ đánh đứa em còn nhỏ, cố gắng đừng dùng bực tức nhằm hi vọng sẽ chế ngự được hành vi của con. Dạy con bằng cách hướng dẫn và ví dụ có hiệu quả hơn rất nhiều, đăc biệt ở lứa tuổi này. “Khi bạn nói, ‘Mẹ phát điên lên vì con,’ bé sẽ im lặng và thu mình lại,” nhà tâm lí học và đồng tác giả của Twenty Teachable Virtues, Jerry L.Wyckoff nói. “Thay vì như vậy, hãy chỉ cho con thấy sự cảm thông.” Thay vì tức giận, hãy dành chút thời gian để bình tĩnh lại. Sau đó hãy nói rõ ràng, “Mẹ biết con rất bực bội, nhưng con không nên đánh em như vậy. Em đau làm mẹ buồn lắm. Nào, con hãy xin lỗi em đi.”
Cho con làm những việc nhỏ. Nghiên cứu khoa học cho rằng trẻ học được rằng mình phải có trách nhiệm cũng đồng thời học được lòng vị tha và biết quan tâm đến người khác. Trẻ hai tuổi thích làm những việc nhỏ như cho vật nuôi ăn. Đây là cơ hội tốt để dạy bé về sự cảm thông, đặc biệt là khi bạn khen bé sau khi làm việc tốt: “Xem Rover đang vẫy đuôi kìa! Con thật là tốt với nó. Nó thật sự vui khi được con cho ăn tối đấy.”
Hãy làm gương tốt cho con. Những hành động ân cần và từ thiện là cách tốt nhất trong việc dạy con biết cảm thông. Hãy cho con đi cùng khi bạn mang đồ ăn cho người hàng xóm bị ốm hay một người bạn mới sinh. Cho con giúp bạn cùng mang quần áo tới hội từ thiện địa phương. Bạn có thể chỉ cần giải thích đơn giản rằng đôi khi có người bị ốm hay không có đủ thức ăn và quần áo, vì thế họ cần sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Thảo luận tại diễn đàn: Dạy trẻ chu đáo: Làm sao để dạy con biết thông cảm
Bình luận với Facebook
Bình luận
Post a Comment