Bé gái

Nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ tuổi mẫu giáo dường như là một nhiệm vụ nặng nề đối với tất cả các bậc cha mẹ. Trên hết, biết tự nhận thức giá trị bản thân sẽ tạo nền tảng cho tương lai của con bạn vì bé tự mình sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ. Theo nhà trị liệu gia đình tại California, Jane Nelsen, đồng tác giả của Kỉ luật tích cực, “Tự tin bắt đầu từ cảm giác là một phần của thế giới xung quanh, tin rằng mình có khả năng, và biết rằng những đóng góp của mình có giá trị và được đánh giá cao,”

giúp con tự tin

“Như mọi bậc cha mẹ đều biết, tự tin là một trải nghiệm không bền,” Nelsen nói. “Đôi khi chúng ta cảm thấy tốt về bản thân, đôi khi lại không. Những gì chúng ta cố gắng dạy con mình là các kĩ năng sống giống như sợi dây đàn hồi.” Mục tiêu của bạn là đảm bảo con mình phát triển được lòng tự hào và thái độ tự trọng – ở chính bản thân mình và ở cội nguồn văn hóa của mình – đồng thời với đó là sự tin tưởng vào khả năng xử lý trước các khó khăn trong cuộc sống của mình (đối với một đứa trẻ chưa đi học đó có thể là chép lại chính xác các chữ cái in hoa). Dưới đây là mười cách đơn giản giúp nâng cao lòng tự tin của con bạn:

Yêu không điều kiện. Sự tự tin của một đứa trẻ phát triển nhờ sự hi sinh không tính toán, “Mẹ yêu con, cho dù con là ai, hay con làm gì.” Con bạn được hưởng lợi nhiều nhất khi bạn chấp nhận bé, không quan tâm đến điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, và khả năng của bé. Vì thế, hãy yêu thương bé thật nhiều. Hãy âu yếm, hôn, và vỗ về bé thật nhiều. Và đừng quên nói rằng bạn yêu bé biết bao nhiêu. Khi bạn bắt buộc phải chỉnh sửa bé, hãy luôn nhớ rằng cách cư xử của bé là điều không thể chấp nhận được, chứ không phải là bản thân bé. Chẳng hạn như, thay vì nói, “Con thật là hư! Tại sao con không thể ngoan chứ?”, hãy nói, “Đẩy Gabriel như thế không hay đâu con ạ. Nó có thể làm bạn bị đau đấy. Đừng đẩy nữa con nhé.”

Chú ý. Hãy dành thời gian dành cho con bạn sự chú ý hoàn toàn. Điều đó thực sự là điều kì diệu đối với lòng tự tin của bé bởi vì nó gửi đến bé thông điệp rằng bạn nghĩ bé quan trọng. Điều này không cần phải mất nhiều thời gian; đó có thể chỉ đơn giản là ngừng vài phút gõ thư điện tử khi bé đang cố nói chuyện với bạn, hay tắt tivi một lúc để trả lời câu hỏi của con. Hãy nhìn con để con biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe con nói. Nếu bạn đang bận, hãy cho con biết nhưng không phớt lờ nhu cầu của con. Hãy nói, “Hãy nói cho mẹ nghe về bức tranh con vẽ nhé, và khi con nói xong, mẹ cần phải đi nấu bữa tối.”

Dạy con về giới hạn.
Đưa ra một vài quy tắc phù hợp với con bạn. Ví dụ, nếu bạn đã nói rằng con phải ăn đồ ăn vặt trong bếp, đừng cho bé cầm bánh quy và hoa quả đi lại trong phòng khách. Hay nếu bạn đã nói bé phải để quần áo bẩn vào rổ để quần áo sắp giặt, đừng nói với bé rằng để chúng trên sàn cũng được. Khi bé biết một số quy tắc trong gia đình phải được thực hiện nghiêm túc, bé sẽ thấy an toàn hơn. Có thể phải mất thời gian nhắc đi nhắc lại, nhưng bé sẽ nhanh chóng bắt đầu sống theo sự mong đợi của bạn. Bạn chỉ cần rõ ràng, chắc chắn và cho bé thấy rằng bạn tin tưởng bé sẽ làm được đúng.

Ủng hộ những mạo hiểm có lợi. Khuyến khích con khám phá những điều mới mẻ, chẳng hạn như ăn một loại thức ăn mới, tìm một người bạn, hay đi xe đạp. Mặc dù luôn có khả năng thất bại, nhưng nếu không mạo hiểm sẽ ít có cơ hội thành công. Vì thế hãy cho con khám phá một cách an toàn, và không nên can thiệp. Ví dụ như, cố gắng không “cứu” con nếu con thấy bực mình khi chưa tìm hiểu ra cách chơi một đồ chơi mới. Thậm chí chỉ nói xen vào một câu như “Mẹ sẽ làm cho” có thể làm tăng tính phụ thuộc và làm giảm sự tự tin của bé. Bạn sẽ xây dựng được sự tự tin cho bé bằng cách cân bằng nhu cầu bao bọc con với nhu cầu giải quyết các nhiệm vụ mới của con.

Cho phép con mắc lỗi.
Tất nhiên, việc có lựa chọn và mạo hiểm khám phá cũng có mặt trái của nó, đó là đôi khi con bạn sẽ mắc lỗi. Đó là những bài học quý báu cho sự tự tin của con bạn, vì thế, nếu con bạn đặt chiếc đĩa quá gần mép bàn và nó bị rơi, hãy khuyến khích bé nghĩ xem sẽ làm khác thế nào trong lần tới để đĩa khỏi rơi. Bằng cách đó, sự tự tin của bé không bị giảm sút và bé sẽ hiểu ra rằng đôi khi mắc lỗi là điều có thể chấp nhận được. Khi bạn mắc lỗi, hãy thú nhận, Daniel Meier, phó giáo sư giáo dục tiểu học ở Đại học Bang San Francisco, nói. Thú nhận và sửa lỗi của mình sẽ giúp gửi một thông điệp đến con bạn – sẽ dễ dàng hơn cho bé thừa nhận những điểm yếu của chính mình.

Trân trọng những điều tích cực. Mọi người đều phản ứng tốt đối với sự khuyến khích, vì thế, hãy cố gắng thừa nhận những điều tốt con bạn làm hàng ngày để bé nghe thấy. Ví dụ, hãy nói với cha bé, “Joshua rửa tất cả rau cho bữa tối hôm nay đấy.” Bé sẽ rất vui khi nghe được lời khen của bạn và sự cổ vũ khích lệ của cha. Ngoài ra, hãy nhớ là phải cụ thể, chi tiết. Thay vì chỉ nói “Làm tốt đấy,” hãy nói, “Cảm ơn con vì đã xếp hàng chờ rất kiên nhẫn.” Điều này sẽ giúp bé nhận biết rằng mình có khả năng hoàn thành công việc, mình có ích, ngoài ra, còn giúp bé biết chính xác mình đã làm đúng những việc gì.

Hãy lắng nghe. Nếu con bạn muốn nói, hãy dừng việc đang làm lại và lắng nghe những gì con muốn nói. Bé cần biết rằng ý nghĩ, cảm xúc, niềm mong muốn, ý kiến của bé quan trọng. Hãy giúp bé thấy yên tâm với cảm xúc của mình bằng việc nêu chúng ra. Hãy nói, “Mẹ hiểu con buồn vì phải chia tay với bạn ở trường.” Bằng cách chấp nhận cảm xúc của bé một cách không phê phán, bạn đã công nhận cảm xúc của bé và cho bé biết rằng bạn đánh giá cao những gì bé nói. Nếu bạn chia sẻ cảm xúc của chính mình (“Mẹ rất vui vì sắp được đi vườn thú”), bé sẽ tự tin hơn khi bày tỏ cảm xúc của chính mình.

Tránh so sánh. Những so sánh kiểu như “Sao con không giống chị con hơn nhỉ?” hay “Sao con không thể ngoan như Peter?” sẽ chỉ làm tăng sự xấu hổ, ghen tị, và cạnh tranh trong bé. Cho dù những so sánh tích cực, như “Con là người chơi giỏi nhất” cũng có thể có hại, vì một đứa trẻ có thể thấy khó khăn khi phải sống theo hình ảnh đó. Nếu bạn cho con biết bạn trân trọng chính bản thân con người bé, bé cũng sẽ biết trân trọng bản thân mình.

Hãy thấu hiểu con
. Nếu con bạn so sánh chính mình với anh/em hay các bạn (“Sao con không thể bắt bóng giỏi như Sophia?”), hãy cho con thấy bạn thấu hiểu con và sau đó nhấn mạnh một trong những điểm mạnh của con. Ví dụ như, hãy nói, “Con nói đúng. Sophia giỏi bắt bóng. Còn con lại giỏi vẽ tranh.” Điều này có thể giúp con hiểu rằng chúng ta ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, và rằng bé không phải hoàn hảo để thấy hài lòng về bản thân.

Hãy động viên con. Mọi trẻ em đều cần sự ủng hộ từ những người yêu thương như, “Mẹ tin con. Mẹ nhìn thấy con đang cố gắng. Hãy tiếp tục con nhé!” Khuyến khích là thừa nhận quá trình hành động – không chỉ là khen thưởng thành quả. Vì thế, nếu con bạn đang phải cố gắng cài khóa của bé, hãy nói, “Con đang rất cố gắng và gần làm được rồi đấy!” thay vì “Không phải như thế. Để mẹ làm cho”

Có sự khác nhau giữa khen ngợi và khuyến khích, một cái là khen thưởng công việc, trong khi một cái là khen thưởng người làm (“Con làm được rồi đấy!” thay vì “Mẹ tự hào về con”. Khen ngợi có thể bé cảm thấy rằng bé chỉ “tốt” khi bé làm điều gì hoàn hảo. Trái lại, khuyến khích là thừa nhận nỗ lực. “Nói cho mẹ nghe về bức tranh của con đi. Mẹ thấy con thích màu tía” sẽ có ích hơn là nói “Đây là bức tranh đẹp nhất mẹ đã từng xem.” Quá nhiều lời khen có thể hủy hoại sự tự tin bởi vì nó có thể tạo ra áp lực cho bé phải thực hiện và luôn phụ thuộc vào sự khen ngợi từ những người khác. Vì thế, hãy khen con một cách thận trọng và khuyến khích con thật nhiều, nó sẽ giúp con bạn dần dần biết cảm thấy tốt về bản thân.

Thảo luận tại diễn đàn: 10 cách xây dựng sự tự tin cho trẻ

Bình luận với Facebook

Bình luận

This entry passed through the Full-Text RSS service - if this is your content and you're reading it on someone else's site, please read the FAQ at fivefilters.org/content-only/faq.php#publishers.
Recommended article from FiveFilters.org: Most Labour MPs in the UK Are Revolting.

Post a Comment

 
Top