Bận rộn nhưng không vội vã cũng khiến người ta cảm thấy hạnh phúc hơn là có quá nhiều thời gian dư thừa - Ảnh: ofleatherandlace.

Bận rộn nhưng không vội vã cũng khiến người ta cảm thấy hạnh phúc hơn là có quá nhiều thời gian dư thừa - Ảnh: ofleatherandlace.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở hai trường đại học McGill (Montreal) và  Kinh tế Vancouver được công bố hồi tháng 5 vừa qua cho thấy người thành phố lương cao hơn nhưng không cảm thấy hạnh phúc bằng người dân sống ở nông thôn.

Tuy nhiên, mới đây, tiến sĩ tâm lý Jeanette Bicknell, một học giả hoạt động độc lập tại Toronto, Canada, đã bổ sung nếu sống ở thành phố mà có mức thu nhập đủ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân thì người ta sẽ có cảm giác hạnh phúc nhiều nhất. Bởi sống ở thành phố lớn, người dân sẽ bận rộn hơn. Trong khi đó, khả năng giữ cho bản thân bận rộn mỗi ngày có mối liên hệ chặt chẽ với sự hài lòng của một người.

"Với mỗi cá nhân trong xã hội, sự bận rộn - hoặc cảm giác bận rộn - dường như là một yếu tố quan trọng để họ tự đánh giá mức độ hạnh phúc của mình", Bicknell viết trên blog cá nhân mới đây. "Trong các nghiên cứu ở Mỹ, những người hạnh phúc nhất nói rằng họ bận rộn, theo nghĩa là họ có ít thời gian dư thừa, nhưng họ không cảm thấy vội vã. Cũng như các cư dân thành thị, họ dường như phát triển mạnh với tốc độ nhanh hơn người dân ở nơi khác".

Bicknell lấy dẫn chứng là một nghiên cứu do Robert Levine công tác tại Đại học Fresno bang California, Mỹ đứng đầu, đã kiểm tra tốc độ phát triển của các thành phố lớn ở 31 quốc gia. Nhóm nghiên cứu của Levine thấy rằng có một mối tương quan tích cực giữa nhịp sống của một cá nhân và nền kinh tế của đất nước họ.

Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford cho thấy trong số hơn 419 nghìn người được khảo sát, những người sống ở các thành phố có mật độ dân số cao có nhiều khả năng hạnh phúc hơn so với các cư dân ở vùng nông thôn hoặc vùng ngoại ô.

Bicknell nhấn mạnh rằng, tại một thời điểm nhất định, hạnh phúc của một người có liên quan đến cách họ chi tiêu cho cuộc sống của mình chứ không phải số tiền họ kiếm được là bao nhiêu. Bởi vì "một khi người ta đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu của mình, việc có thêm nhiều tiền hơn nữa không còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ nữa".

Hoàng Anh

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top