Chỉ vì tin lời “cò” trước cổng bệnh viện, một nữ bệnh nhân bị ung thư đã ra ngoài bệnh viện mổ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc.

Tốn hàng trăm triệu đồng cho “cò”

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết, nhiều bệnh nhân vì tin lời "cò" trước cổng bệnh viện đã tự ý ra ngoài chữa và lãnh hậu quả nghiêm trọng.

Hiện, bác sĩ Tiến đang điều trị cho bệnh nhân T.T.D.H. (38 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, trước khi đến bệnh viện Ung Bướu điều trị, bệnh nhân đã nghe theo lời “cò” ra ngoài khám và mổ khối u. Tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng và tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc.

Bệnh nhân H. đã có gia đình và 2 đứa con đang tuổi ăn học. Gia đình đang êm ấm, làm ăn thuận lợi thì bỗng nhiên chị thấy bụng to dần và ăn uống kém. Sau khi đi kiểm tra và siêu âm tại bệnh viện tỉnh, chị phát hiện mình có khối u buồng trứng. Các bác sĩ khuyên chị chỉ nên điều trị tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM.

Sức khỏe - Tin 'cò' bệnh viện, bệnh nhân rơi vào cảnh 'tiền mất tật mang'

Bác sĩ Tiến cùng đồng nghiệp thực hiện ca mổ lấy khối u cho bệnh nhân tại bệnh viện Ung Bướu.

Do công việc, phải 3 tuần sau, chị H. mới đi khám tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Sau khi biết mình mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 2, chị đã khóc rất nhiều và suy sụp. Chị H. được bác sĩ yêu cầu qua bệnh viện Ung Bướu điều trị. Tuy nhiên, khi đến đây, chứng kiến cảnh bệnh nhân đông nên chị lần lữa vào khám. Ngay lúc đó, một người đàn ông tự xưng là “cò” khám chữa bệnh chuyên nghiệp, đã tiếp cận và hướng dẫn chị đi khám nhanh tại một phòng khám bên ngoài. Người này cũng cho biết, khám ở đây chị chỉ mất 200.000 đồng.

“Tôi liền nghe theo và anh ta dẫn tôi tới phòng khám của 1 bác sĩ . Sau khi siêu âm và khám bụng, bác sĩ nói tôi bị ung thư buồng trứng, phải mổ và giới thiệu cho tôi bác sĩ mổ giỏi”, nữ bệnh nhân cho biết.

Sau khi mổ xong, bệnh tái phát, nữ bệnh nhân mới biết mình bị lừa. Chị H. kể: “Tôi được mổ tại 1 bệnh viện gần đó với chi phí gần 40 triệu đồng. Sau khi mổ khoảng 1 tuần, tôi được chuyển qua 1 bệnh viện khác để hoá trị. Tổng cộng, tôi vào 6 đợt thuốc. Toàn bộ chi phi khoảng trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 2 tháng bụng tôi bắt đầu to lên và mệt mỏi, khó thở. Được mọi người khuyên, tôi vội vã gom hết tiền bạc đến bệnh viện Ung Bướu lần 2 và nhập thẳng tới khoa Ngoại 1”...

Bác sĩ Tiến cho biết, ông tiếp nhận bệnh nhân H. trong tình trạng bụng báng với khối bướu tái phát xâm lấn trực tràng, di căn gan… "Do đó, cuộc phẫu thuật thất bại. Hiện nay, đời sống của phụ nữ này chỉ còn tính theo từng tháng", ông bác sĩ Tiến nói.

Phải chi đừng gặp “cò mồi”!

Bác sĩ Tiến khẳng định: “Điều trị ung thư phụ khoa không phải chỉ mổ là đủ mà là điều trị đa mô thức phối hợp giữa phẫu trị - hoá trị - xạ trị một cách nhuần nhuyễn. Ung thư phụ khoa trong giai đoạn xâm lấn sớm phẫu trị được đặt ra hàng đầu phải lấy ra khỏi cơ thể khối bướu. Sau đó tuỳ giai đoạn bệnh, diễn tiến bệnh xâm lấn trong ổ bụng mà hoá trị hay xạ trị. Còn nếu bệnh nhân đến trong giai đoạn trễ, bướu to xâm lấn nhiều thì sẽ hoá trị hay xạ trị cho bướu nhỏ lại sau đó sẽ mổ lấy hết. Khi cả 3 cách điều trị trên thất bại vẫn còn một loại vũ khí tối tân nữa là thuốc ngắm trúng đích, giống như bơm thông minh chỉ tiêu diệt tế bào bướu cứng đầu nhất”.

Sức khỏe - Tin 'cò' bệnh viện, bệnh nhân rơi vào cảnh 'tiền mất tật mang' (Hình 2).

Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, bệnh viện Ung Bướu.

Bác sĩ Tiến cho biết, có nhiều bệnh nhân tốn hàng trăm triệu đồng, bán nhà, ... đổ vào căn bệnh, khi cạn kiệt thì mới qua bệnh viện Ung Bướu điều trị nhưng đã quá muộn.

Mặt khác, khi đến bệnh viện Ung Bướu chữa trị, bệnh nhân được thanh toán bảo hiểm y tế toàn bộ kể cả phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị. Bệnh nhân có thể được hỗ trợ qua một số quỹ của bệnh viện, của mạnh thường quân… nếu không có tiền đóng.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top