Công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Theo các chuyên gia, viêm loét dạ dày là một trong những bệnh đầu tiên con người mắc phải, từ khoảng 3.000 năm trước công nguyên. Theo hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, khoảng 70% dân số có nguy cơ bị đau dạ dày; 20% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày và con số này đang không ngừng tăng, ước tính mỗi năm tăng khoảng 0,2%.

Viêm loét dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, trong có ung thư dạ dày.

Để chữa trị căn bệnh này, một phương thuốc dân gian được người dân thường xuyên sử dụng là bột của củ nghệ vàng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thành phần hóa học chữa được bệnh là curcumin trên thực tế chỉ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng củ nghệ. Do đó, nếu chỉ uống bột nghệ, hiệu quả chữa trị đạt được sẽ thấp.

Theo đó, các nhà khoa học đại học Quốc gia Hà Nội, viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ hướng đích vào hoạt chất curcumin, chiết xuất từ củ nghệ vàng, nhằm phát triển sản phẩm giúp phòng và trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược. Đây được coi là đột phá trong công nghệ hướng đích và công nghệ bào chế dạng sủi. 

Sức khỏe - Đột phá công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh dạ dày, trào ngược

Toàn cảnh hội thảo.

Bên lề hội thảo “Đột phá công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh dạ dày, trào ngược. Kết quả mô hình liên kết viện- trường- doanh nghiệp”, T.S Lê Thị Thu Hường, khoa Y Dược – Trưởng nhóm nghiên cứu thiết kế và phát triển thuốc mới VSL (đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Hiện nay việc phát triển thuốc mới phải tối ưu đồng thời: tác dụng, độ hấp thu và tính an toàn. Do đó, công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành".

Thêm vào đó, để khắc phục hạn chế về khả năng ít tan trong nước của curcumin, nhóm nghiên cứu đã áp dụng công nghệ nano, tạo ra những hạt siêu nhỏ giúp tăng độ tan và xóa bỏ các tạp chất có hại cho sức khỏe (tinh dầu, nhựa, axit) vốn có trong củ nghệ.

Lý giải về việc bào chế sản phẩm dạng sủi, các nhà khoa học cho biết: Ở dạng sủi, các hạt curcumin hướng đích sẽ được phân tán đều trong dung dịch và đến được cả những vị trí khó trên đường tiêu hóa như hang vị, bờ cong… Bên cạnh đó, sủi tan nhanh và đều trong dung dịch, giúp sản phẩm có thể được hấp thu trên toàn bộ đường tiêu hóa.

Trên thế giới, ngoài Mỹ, Việt Nam là quốc gia thứ 2 cho đến nay điều chế thành công curcumin dạng sủi.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top