Hiện nay, trên khắp cả nước mà đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn, có rất nhiều nơi kinh doanh cơm tấm. Từ nhà hàng sang trọng đẳng cấp cho tới các quán ăn bình dân và nhiều người đã thu về cho mình nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, bạn cần biết lập kế hoạch cho quán cơm tấm của mình thật chi tiết.
Cơm tấm từ lâu đã trở thành món ăn thân thuộc, gắn bó với mảnh đất Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Qua bao năm tháng, đĩa cơm tấm giản dị nhưng đậm đà với hương thơm lan tỏa từ miếng sườn nướng hay chén nước mắm đã đánh thức khướu giác lẫn vị giác của biết bao thực khách. Nếu yêu thích kinh doanh quán cơm tấm, bạn vẫn có thể bắt đầu với số vốn không cần quá lớn để có thêm cơ hội thành công. Rất nhiều các quán cơm tấm bình dân ngon đã chứng tỏ điều này nên bạn hoàn toàn có thể tự tin khởi nghiệp. Đừng bỏ qua kế hoạch kinh doanh quán cơm tấm sẽ rất hữu ích cho bạn dưới đây nhé!
Chuẩn bị vốn
Tùy vào hình thức, quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn nên có thể chuẩn bị vốn mở quán từ 30 – 40 triệu với mô hình quán cơm tấm bình dân, khoảng 100 triệu trở lên với mô hình quán hoặc nhà hàng lớn tại các khu vực trung tâm thành phố. Vốn chuẩn bị sẽ phân chia đều cho các khoản sau:
- Chi phí đặt cọc, thuê và cải tạo, sửa chữa mặt bằng.
- Chi phí mua sắm bàn ghế, các dụng cụ nấu ăn, chén đĩa… và trang trí quán.
- Chi phí thuê nhân công.
- Chi phí mua nguyên vật liệu.
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị.
- Chi phí dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu.
Chọn địa điểm mở quán phù hợp
Tùy vào quy mô mà bạn chọn địa điểm mở quán phù hợp
Bạn có thể tận dụng mặt bằng sẵn có của gia đình nếu ở khu vực thuận lợi để buôn bán. Nếu không, hãy chọn những địa điểm nằm ở khu vực đông dân cư hoặc có nhiều người qua lại như: trường học, bệnh viện, khu văn phòng… những nơi có không gian thoáng mát, sạch sẽ. Không nên chọn thuê những điểm có mặt bằng quá lớn hoặc quá nhỏ so với mô hình quán, những địa điểm quá hẻo lánh hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng nên loại bỏ. Địa điểm mở quán sẽ đóng vai trò quyết định giá bán, số lượng khách hàng nên cần thận trọng khi lựa chọn.
Nhân sự
Nếu bạn mở quán cơm tấm nhỏ hay quán bình dân thì có thể cân nhắc việc thuê thêm nhân viên để tiết kiệm được một khoản chi phí. Thay vì tuyển nhân viên, bạn có thể nhờ người nhà hỗ trợ một thời gian. Nếu quán lớn và bắt buộc phải thuê thêm người, hãy chú ý chọn những nhân viên nhiệt tình, trung thực. Đặc biệt, với các vị trí đầu bếp, hãy chọn những người có kỹ năng, kinh nghiệm và có tâm với công việc. Bên cạnh đó, bạn nên nâng cao khả năng quản lý của mình hoặc tuyển quản lý có kinh nghiệm tốt.
Tìm hiểu thị trường và lập kế hoạch tiếp thị, quảng bá
Khi chọn địa điểm kinh doanh, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua bước nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh xung quanh. Từ đó, phân tích để chọn ra khách hàng mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể cho giá bán, kế hoạch marketing như: tờ rơi, quảng cáo… Ngoài ra, bạn cần lập kế hoạch cụ thể về doanh thu, lợi nhuận và chi phí cho từng tháng, đồng thời dự trù trường hợp kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu.
Pháp lý
Để yên tâm trong quá trình buôn bán, hãy đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan quản lý khu vực thuê mặt bằng ngay khi đã chọn được địa điểm cụ thể.
Bí quyết để nấu cơm tấm ngon là một phần quan trọng của việc lập kế hoạch mở quán
Ngoài những kế hoạch kinh doanh quán cơm tấm trên đây, tốt nhất bạn nên tham khảo thêm kinh nghiệm từ các nhà hàng, quán cơm tấm đã có “tiếng” khác. Đặc biệt là tìm cho quán của mình một công thức, bí quyết nấu cơm tấm ngon, khác biệt và hấp dẫn vì món cơm tấm ngon quyết định rất nhiều đến số lượng khách hàng. Cơm càng ngon, càng hấp dẫn càng thu hút khách. Lúc này dù quán bạn có nhỏ, có ở ngõ hẻm thì khách hàng cũng sẽ tự tìm đến. Để tự tin hơn với công thức nấu cơm tấm ngon, hút khách và cải thiện các kỹ năng quản lý, phục vụ cho việc kinh doanh, bạn có thể tham gia các lớp học nấu ăn mở quán chuyên nghiệp tại các trường, trung tâm, địa chỉ uy tín.
Việc lập kế hoạch kinh doanh quán cơm tấm chính là bước khởi động quan trọng đầu tiên không thể thiếu với bất kỳ ai khi bắt đầu theo đuổi hình thức này. Từ bảng kế hoạch này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát đến chi tiết nhất để dễ dàng, thuận tiện phân chia, hoạch định công việc cụ thể và nhanh chóng đưa quán đi vào hoạt động tốt nhất.
Post a Comment