Đũa nhựa
Lợi thế của loại đũa này chính là giá thành rẻ và thường có nhiều màu sắc hấp dẫn nên người dùng rất thích.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc cùng với đồ ăn nóng, đũa nhựa cũng dễ bị biến dạng và sản sinh ra những chất mà có hại cho cơ thể. Bạn đừng tiếc khi đã vứt những đôi đũa nhựa đủ rực rỡ sắc màu ở tủ bếp nhà mình nữa nhé! Sức khỏe của chính mình và của gia đình là điều quan trọng hơn cả, đúng không nào?
Đũa sơn
Đũa sơn là những đôi đũa gỗ đã được phủ một lớp sơn bóng loáng bên ngoài. Hình thức của những đôi đũa này sẽ mang lại cho người dùng cảm giác rất sang trọng nhưng chính lớp sơn ấy cũng lại là “hiện thân” của các kim loại nặng, benzene, chì hoặc là những dung môi bất lợi cho chính sức khỏe.
Đũa inox
Nhiều người cứ nghĩ đũa inox là lựa chọn thông minh nhất vì chúng sạch sẽ, dễ chùi rửa và hiếm khi bị gãy nát nhưng sự thật đáng kinh ngạc là nó lại có nhiều nguy cơ gây hại cho đôi môi của chính người dùng.
Vì tính dẫn nhiệt của inox là khá cao nên khi dùng để gắp các đồ ăn nóng, nhiệt độ lưu lại trên đôi đũa cũng dễ làm môi bị tổn thương.
Lưu ý khi dùng đũa cần loại bỏ ngay:
Không dùng đũa đã nấm mốc
Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Không dùng đũa ngửi có mùi hắc
Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đữa thoáng khí, bảo quản khô ráo.
Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.
Đũa mới mua phải được rửa sạch trước khi dùng
Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay một chất hóa học nào đó. Đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.
Theo Khoevadep
Post a Comment