1. Không có bản kế hoạch cẩn thận

Dù việc sửa chữa ở quy mô cả nhà hoặc chỉ một phòng, bạn vẫn cần lên kế hoạch chi tiết. Nếu không nhìn việc cải tạo nhà trên tổng thể, các không gian sẽ bị manh mún, thiếu liên hệ với nhau. Ngoài ra, có bản vẽ, hình ảnh nhà trước và sau cải tạo sẽ là tài liệu tham khảo giúp bạn dễ dàng hình dung, thử nghiệm các ý tưởng của mình.

5-loi-tai-hai-nhieu-nguoi-mac-khi-sua-nha

Ảnh minh họa: Kish Carpet.

2. Thi công vội vàng

Vì muốn sớm có nhà mới để ở, nhiều người thiếu kiên nhẫn, không chuẩn bị tốt, thúc giục người thiết kế, thợ thi công. Họ đưa ra các quyết định quá vội vàng và thường phải hối tiếc. Theo Inside Out, giai đoạn khởi đầu của việc cải tạo thường là các bước quyết định để hình thành phần khung ý tưởng. Bởi vậy, bạn cần cẩn trọng ngay từ bước đầu, giám sát kỹ lưỡng để "chậm mà chắc".

3. Thay đổi ý tưởng vào phút chót

Bạn nên hạn chế việc đổi thiết kế, thay các chi tiết quan trọng khi các công đoạn gần hoàn tất. Việc sửa chữa sẽ khiến bạn tốn thời gian và tiền bạc. Hãy chắc chắn để có những quyết định chính xác ngay từ đầu. Nếu có điều gì còn băn khoăn, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thi công.  

4. Không tìm hiểu kỹ về đội thợ

Nếu bạn không biết về công ty xây dựng, bạn đừng nên mạo hiểm thuê họ dù đang thiếu thợ hoặc giá thành rẻ hơn. Hãy lựa chọn các công ty trong mạng lưới quen biết của kiến trúc sư thiết kế nhà cho bạn. Sau đó, bạn có thể dành một vài buổi tới xem đội thợ đó thi công ngoài thực tế thế nào.

5. Chạy theo mốt

Tốt nhất bạn nên tránh xa những kiểu nhà, nội thất quá thời trang. Hãy lựa chọn kiến trúc, đồ đạc chính có thể dùng trong thời gian dài mà không bị lỗi mốt. Điều quan trọng là mọi thứ phải có công năng tốt, đảm bảo cho bạn có cuộc sống thoải mái. Bạn có thể chọn vài món đồ nhỏ (một chiếc bàn, ghế, đồ trang trí) hợp mốt, theo sở thích của bạn.

Lam Huyền

Chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn khi xây dựng, trang trí nhà của bạn tại đây.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top