Nghiện thuốc lá
Theo thống kê, hoại tử chân tay hay còn gọi là bệnh Buerger thường xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng do viêm thuyên tắc mạch máu gây nên.
Bệnh Buerger là hậu quả tất yếu ở người nghiện thuốc lá nặng, gây tắc mạch máu, là bệnh ở động mạch, tĩnh mạch tay hoặc chân. Bệnh gây nên do sự phối hợp của phản ứng viêm và cục máu đông trong lòng mạch máu khiến lưu lượng máu bị suy giảm dẫn đến tổn thương và hủy hoại mô, cuối cùng là nhiễm khuẩn và hoại tử.
Biểu hiện của bệnh đó là sự ăn mòn, thối rữa, hoặc hoại tử dần các đốt ngón tay, ngón chân, rồi đến cả bàn tay, bàn chân. Thường các bệnh nhân khi nhập việc sẽ bị cắt bỏ các phần bị hoại tử đó, với điều kiện bệnh nhân không hút lại thuốc thì bệnh có thể được dừng lại.
Vệ sinh tay chân chưa sạch sẽ
Vệ sinh tay chân chưa sạch sẽ sẽ khiến móng tay, móng chân bị bẩn. Kèm theo đó là môi trường thuận lợi sinh ra những bệnh nấm ngoài da.
Khi đó, bạn dễ dàng phải đối mặt với tình trạng nấm móng tay chân. Nấm móng là một bệnh thường gặp vào mùa hè, nguyên nhân chủ yếu là do một chủng nấm sợi có tên là Trichophyton gây ra. Bệnh nấm móng có khả năng lây lan rất nhanh.
Bệnh nấm móng (onychomycosis) xảy ra khi một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm.
Bệnh chiếm khoảng một nửa số trường hợp bị bệnh ở móng, thường xảy ra khi móng phải liên tục tiếp xúc với môi trường ấm và ẩm ướt. Bệnh khó điều trị và có thể tái phát.
Khi bị nấm móng chân tay sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng như móng dày, giòn, dễ gãy vụn, biến dạng; Móng chuyển màu vàng, xanh, nâu hoặc đen do tích tụ các mảnh vụn bên dưới móng.
Móng bị bệnh có thể bị bong ra khỏi nền móng. Có thể có cảm giác đau nhẹ ở đầu các ngón chân ngón tay và ngửi thấy mùi hôi nhẹ ở móng thậm chí toàn bị móng có thể bị hủy hoại.
Ăn nhiều đường
Ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Khi bị tiểu đường, bạn có thể đối mặt với những biến đổi ngoài da ở chân như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ, chai chân, thậm chí biến dạng bàn chân điển hình được gọi là bàn chân Charcot (nhưng may mắn là rất ít gặp), và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu áp lực cao.
Nếu không điều trị các vết loét chân, chân bạn sẽ dễ biến dạng bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chân.
Minh Anh (tổng hợp)
Post a Comment