Cà phê là thức uống được nhiều người ưa thích, đặc biệt với dân văn phòng. Bởi uống cà phê có thể giúp đầu óc tỉnh táo hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang có thói quen uống cà phê sai lầm dưới đây, hãy thay đổi ngay nếu không muốn mắc các chứng bệnh nguy hiểm:
Uống vào buổi sáng
Theo Khỏe & Đẹp, những người nghiện cà phê thường cho rằng, buổi sáng chỉ cần 1 ly cà phê là họ đã cảm thấy no bụng cũng như vô cùng tỉnh táo để bắt đầu ngày mới. Nhưng đây là điều vô cùng sai lầm, có thể gây ảnh hưởng sâu đến sức khỏe mà khi phát hiện rồi ta hối hận không kịp.
- Gây mỏi cơ bắp: Theo Tiến sĩ Adam Simon, thành viên của trang PushDoctor.co.uk, hoạt chất cafeine trong cafe có tác dụng lợi tiểu, khiến thận hoạt động mạnh hơn để thải nước ra ngoài.
Nếu bạn uống cà phê vào buổi sáng mà không ăn gì, bạn sẽ cảm thấy mình đi tiểu nhiều hơn mọi ngày, nước tiểu trong hơn, trắng hơn. Đó chính là 2 dấu hiệu của tình trạng mất nước, và nó khiến cơ bắp của bạn uể oải hơn bình thường.
- Gây loét dạ dày, ung thư dạ dày: Sau một đêm dài, vào buổi sáng, dạ dày chúng ta thường ở trong tình trạng trống rỗng. Lúc này, dạ dày sẽ tiết ra 1 loại acid có tên là hydrochloric acid (HCl) ở mức độ vừa phải acid này sẽ bào mòn, phân rã thức ăn giúp hỗ trợ cho việc tiêu hóa tại dạ dày.
Vì thế, chúng ta cần nạp thức ăn vào để acid có nguyên liệu mà thực hiện quá trình phân huỷ, nếu dạ dày trống, lượng acid đó sẽ bào mòn chính dạ dày của ta, tạo nên những cơn cồn cào, rát ruột.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy mình đến gần với tử thần hơn bằng việc thay bữa sáng bằng 1 tách cà phê. Việc nạp thêm cà phê vào dạ dày khi đói chính là cách tăng thêm acid vào dạ dày.
Lượng acid lớn trong một dạ dày rỗng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. Không sớm thì muộn, viêm loét dạ dày hay tệ hơn là ung thư dạ dày sẽ "gõ cửa nhà bạn".
Uống quá nóng
Nếu bạn vẫn đang giữ thói quen uống cà phê thật nóng mới ngon, hãy bỏ ngay nếu không muốn mắc ung thư thực quản.
Cà phê, món uống yêu thích của nhiều người dù đã không còn nằm trong danh sách nguy hiểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc WHO quyết định đưa các loại nước quá nóng vào danh sách "có thể gây ung thư cho con người". Cụ thể, đồ uống từ 65 độ C trở lên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trong thực quản.
Theo Live Science, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Adriana Salmon tại Trung tâm Ung thư Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), cà phê, trà hoặc các thức uống quá nóng "đốt cháy" thực quản, có hại cho tế bào thực quản tương tự như rượu, tác nhân gây ung thư phổ biến thứ 8 trên thế giới. Rượu đẩy cao nguy cơ ung thư vì cồn làm tổn thương cổ họng hay tế bào thực quản", Salmon nói. "Đồ uống quá nóng cũng dẫn đến hệ quả như vậy".
Giáo sư Brant Oelschlager, bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Washington nhận định rủi ro ung thư thực quản sẽ tăng lên nếu một người sáng nào cũng uống cà phê nóng. "Thực quản bị "đốt cháy" liên tục, các chấn thương lặp đi lặp lại và sự tái tạo niêm mạc dễ hình thành ung thư", ông giải thích.
Uống cà phê trong tiếng ồn gây điếc
Theo VTC News, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin, một nghiên cứu của Đại học McGill ở Canada, tiêu thụ caffeine thường xuyên rất có thể cản trở phục hồi thính lực sau tiếng động lớn, thậm chí làm tổn thương vĩnh viễn.
Tiến sĩ Faisal Zawawi, một chuyên gia tại McGill cho biết: “Khi tai tiếp xúc với tiếng ồn lớn, nó có thể gây suy giảm thính lực tạm thời, còn gọi là thính giác tạm thời thay đổi ngưỡng. Rối loạn này thường hồi phục trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, nhưng nếu triệu chứng không giảm, thiệt hại có thể trở thành vĩnh viễn”.
Nhã Nam (Tổng hợp)
Post a Comment