Ngồi vắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người nhưng lại gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là những nguy hại từ thói quen này với cơ thể bạn:

Tăng huyết áp và tê liệt chân

Nghiên cứu cho thấy, đa phần phụ nữ sử dụng cách ngồi này mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu ở Anh cho thấy, ngồi vắt chéo chân trong khoảng thời gian dài sẽ làm huyết áp trong cơ thể tăng lên, biểu hiện ban đầu là những đợt tê chân.

Lý do giải thích cho vấn đề này chính là khi bạn đưa một bên đầu gối lên cao hơn so với bên còn lại, máu sẽ không thể lưu thông qua đây và sẽ chảy ngược lại ngực, kết quả là một lượng lớn máu được bơm tới tim dẫn tới huyết áp tăng.

Bệnh khớp

Theo Khỏe & Đẹp, ngoài các vấn đề về huyết áp, nghiên cứu cũng cho thấy, ngồi vắt chân qua đầu gối cũng có ảnh hưởng tới xương chậu cũng như hệ thống cơ. Những chân vắt lên thường có cơ co ngắn hơn chân chống, điều này làm ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp chân và có thể khiến người ngồi lệch khớp khi về già.

Khi bạn ngồi vắt chân, áp suất trong những mạch máu này tăng và có thể làm ảnh hưởng tới sự lưu thông máu, máu có thể chuyển đi, nhưng chiều lưu thông ngược lại sẽ bị tắc nghẽn, làm ảnh hưởng tới mạch máu trong cơ thể.

Và cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy ngồi vắt chéo chân nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày có thể khiến người ngồi bị gù, gặp những vấn đề liên quan tới đau cổ, đau cột sống hay đau phần hông, dưới lưng.

Hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác

Theo Vietnamnet, nếu ngồi ở một tư thế nào đó quá lâu sẽ khiến chân và bàn chân của bạn bị tê. Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh xương mác ở phía sau đầu gối, vốn mang lại cảm giác cho phần cẳng chân và bàn chân, nhưng cảm giác tê chỉ là tạm thời. Tuy nhiên khi giữ nguyên tư thế trong nhiều giờ có thể dẫn đến hội chứng tê liệt dây thần kinh xương mác, khiến bạn không thể nâng phần nửa trên của bàn chân và các ngón chân. Trên thực tế, để cảm giác tê chân không xảy ra do ngồi bắt chéo chân, chúng ta nên thay đổi tư thế ngay khi cảm thấy khó chịu.

Tác động của ngồi bắt chéo chân với khớp xương

Nghiên cứu cho thấy, những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng nghiêng về phía trước và hay xoay tròn vai. Nhưng nghiên cứu này lại phụ thuộc vào sự tự ước tính của mỗi người về thời gian họ ngồi bắt chéo chân. Những nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy nếu người ta được yêu cầu ngồi thẳng trong khi bắt chéo chân, những vấn đề về dáng vóc sẽ được khắc phục. Một điểm tình cờ là số người thường bắt chân phải lên chân trái cao gần gấp hai lần số người bắt chân trái lên chân phải.

Nghiên cứu của Đại học Medical Centre ở Rotterdam, Hà Lan cho rằng ngồi bắt chéo chân có thể có lợi. Các nhà nghiên cứu đã xem xét trường hợp những người đàn ông và phụ nữ trẻ trong lúc họ ngồi thẳng, ngồi bắt chéo chân ở phần đùi hoặc ở phần cổ chân. Họ nhận ra rằng, việc ngồi bắt chéo chân có thể tăng độ giãn của cơ thể hình quả lê 11% khi so sánh với việc ngồi không bắt chéo chân và tăng 21% so với khi đứng.

Hùng Lâm (Tổng hợp)

This entry passed through the Full-Text RSS service - if this is your content and you're reading it on someone else's site, please read the FAQ at fivefilters.org/content-only/faq.php#publishers.
Recommended article from FiveFilters.org: Most Labour MPs in the UK Are Revolting.

Post a Comment

 
Top