Nếu bạn có gặp phải những sai lầm dưới đây, bạn cũng hãy hít thở thật sâu và tự tha thứ cho mình vì chúng ta trưởng thành từ những sai lầm. Nhưng hãy cố gắng để không lặp phải vào những lần sau.
1. Không tôn trọng con: Chúng ta yêu cầu con cái tôn trọng chúng ta, nhưng đôi khi chúng ta quên mất không tôn trọng trẻ. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là chúng ta kỷ luật con trẻ bằng cách quát mắng, giận giữ và thậm chí là xỉ nhục con cái.
Sửa chữa sai lầm: Khi có xung đột, bạn hãy ngồi ngang tầm mắt với con, và nói về vấn đề mà bạn và con đang gặp phải một cách tôn trọng trẻ. Không giận giữ, cố gắng bình tĩnh; không quát mắng và không bao giờ hạ thấp giá trị của con.
2. Kỷ luật con trong sự tức giận: Có những thứ không bao giờ đi cùng với nhau kiểu như không uống rượu trong khi lái xe hay không nên viết thư cho ai đó khi vẫn còn tức giận họ. Kỷ luật trẻ trong khi tức giận cũng tương tự như vậy. Khi bạn tức giận khiển trách trẻ vì điều gì đó, bạn có thể sẽ quát mắng hoặc nói những điều mà bạn không muốn.
Sửa chữa sai lầm: Trước khi nhắc nhở con, bạn nên dành ít phút để bình tĩnh. Việc dành thời gian riêng cho mình sẽ giúp bạn giải quyết tình huống bình tĩnh hơn.
sửa chữa sai lầm3. Không nhất quán: Nếu bạn chỉ khiển trách con không quét dọn phòng mà không nhắc nhở khi trẻ để phòng bừa bãi, thì trẻ sẽ không biết bạn muốn con cần giữ phòng gọn gàng, sạch sẽ..Sửa chữa sai lầm: Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ chỉnh sửa hành vi là đưa cho trẻ những hướng dẫn rõ ràng về những gì bạn mong đợi ở trẻ, cũng như các mong đợi đó cần hợp lý. Ví dụ, nếu bạn muốn con dọn dẹp phòng hàng tuần, với trẻ còn nhỏ, bạn có thể đánh dấu lên lịch. Sau đó, đặt ra hậu quả kèm theo nếu con không thực hiện nhiệm vụ (Ví dụ, trẻ sẽ bị mất một đặc quyền nào đó hoặc sẽ không được quyền chơi một món đồ chơi yêu thích trong khoảng thời gian nào đó,..) Các hậu quả này cần nhất quán và liên tục để giúp trẻ hiểu được kết quả kèm theo nếu bé lựa chọn một điều gì đó.
4. Nói/Giải thích quá nhiều: Giải thích giúp bé hiểu tại sao không nên làm việc này việc kia và trẻ sẽ thay đổi hành vi. Tuy nhiên, nếu giải thích dài dòng thì lại không tốt vì ngay cả trẻ ở độ tuổi tiểu học sẽ mất tập trung nếu bạn giải thích quá chi tiết.
Sửa chữa sai lầm: Hướng dẫn trực tiếp và đơn giản. Với trẻ lớn, bạn có thể nói chuyện về việc trẻ làm sai và giúp trẻ biết kết quả sẽ tốt hơn nếu trẻ lựa chọn tốt hơn. Với trẻ nhỏ, bạn chỉ cần nói ngắn gọn, đơn giản lý do tại sao hành vi đó là sai. Ví dụ, nếu con lấy đồ chơi của em, bạn có thể nói ngắn ngọn: “Con lấy đồ chơi của em mà chưa hỏi em là không nên vì em sẽ cảm thấy buồn.”
5. Cấm đoán:Những cụm từ : “Không được” “Không” thật chẳng dễ chịu với người nghe, đặc biệt là với trẻ. Tập trung vào những việc trẻ làm sai hoặc những việc trẻ không được làm sẽ không mang lại hiệu quả bằng cách tập trung vào những việc trẻ được làm.
Sửa chữa sai lầm: Tiếp cận vấn đề theo hướng tích cực. Nếu con bạn lải nhải hoặc cãi lại, bạn có thể chỉ cho bé thấy cách nói chuyện dễ thương và thân thiện hơn. Nếu con bạn đánh em, bạn có thể đưa ra vài cách để bọn trẻ xây dựng tình cảm anh em như cho bọn trẻ cùng nhau làm một dự án nho nhỏ.
6. Coi Kỷ luật giống như trừng phạt: Thông thường, các bậc cha mẹ thường quên rằng kỷ luật là hướng dẫn trẻ và cho trẻ biết các giới hạn, để trẻ biết rằng khi trẻ phải trải nghiệm hậu quả nào đó do hành vi của trẻ gây ra thì đó không phải là trẻ bị phạt. Kỷ luật có nghĩa là thiết lập các công việc và mong đợi hàng ngày, để trẻ biết rằng cha mẹ mong đợi gì ở trẻ để trẻ học cách điều chỉnh bản thân, chứ không phải bị cha mẹ trừng phạt.
Sửa chữa sai lầm: Khi bạn kỷ luật trẻ, bạn có chỉ cho trẻ thấy trẻ có thể có những lựa chọn tốt hơn. Và trẻ biết rằng bạn điều chỉnh hành vi của trẻ bằng tình yêu thương và mang tính xây dựng chứ không phải là trừng phạt trẻ.
7. Không thực hiện những gì bạn nói: Bạn dạy con không được nói dối bạn lại viện cớ nói dối khi không muốn làm một việc gì đó. Hoặc khi trẻ nổi giận, bạn quát mắng trẻ trong sự giận giữ. Chúng ta thường quên không nhìn vào hành vi của chúng ta và quên rằng con trẻ đang quan sát hành vi của chúng ta, học hỏi từ cách hành xử của chúng ta.
Sửa chữa sai lầm: Hãy cố gắng làm gương cho con trẻ càng nhiều càng tốt. Và nếu khi nào đó bạn tự phá vỡ nguyên tắc của bạn, bạn cần giải thích hoàn cảnh đặc biệt và tại sao bạn hành xử như vậy. Thừa nhận cách bạn có thể kiểm soát tình hình tốt hơn, và nói cuyện về cách bạn có thể làm khác đi vào lần tới.
8. Kỷ luật không phù hợp với con: Cách kỷ luật nào đó có thể phù hợp với trẻ này nhưng không phù hợp với con bạn. Thay vì cố gắng áp dụng một cách tiếp cận nào đó để hướng dẫn hay chỉnh sửa hành vi của trẻ, bạn có thể sử dụng cách khác để xem cách đó có phù hợp với con mình hay không.
Sửa chữa sai lầm: Giống như người lớn, mỗi trẻ có cá tính, tính khí riêng. Con bạn có thể bướng bỉnh hoặc dễ nổi giận hơn khi không nhận được thứ mình muốn hơn những trẻ khác. Bạn cần thử các cách khác nhau để tìm ra được cách phù hợp với con mình. Ví dụ, trẻ này có thể tập trung và chú ý tới công việc hơn sau khi được nhắc nhở, nhưng trẻ khác lại cần có lịch làm việc được giám sát chặt chẽ. Hoặc đứa trẻ này sẽ cư xử đúng mực ngay khi được nhắc nhở về hậu quả kèm theo, nhưng đứa khác thì lại cần cha mẹ tước quyền lợi và trải nghiệm hậu quả.
9. Không kỷ luật: Những trẻ biết các giới hạn và được hướng dẫn rõ ràng thường vui vẻ và hài lòng với mọi người, trẻ có khả năng tự kiểm soát bản thân tốt. Khi trẻ không biết được giới hạn hay hậu quả của hành vi, trẻ thường trở nên ích kỷ, không tự chủ được bản thân và không hài lòng với xung quanh.
Sửa chữa sai lầm: Cho con biết những giới hạn và nguyên tắc, các giới hạn đó cần rõ ràng và trẻ biết rõ cha mẹ mong đợi điều gì. Không kỷ luật sẽ không tốt cho trẻ, miễn là bạn kiểm soát hành vi của trẻ bằng tình yêu thương và các chỉ dẫn. Trẻ sẽ học hỏi và trưởng thành từ những sai lầm của mình.
Thảo luận tại diễn đàn: 9 Cách Sửa Chữa Sai Lầm Mà Cha Mẹ Thường Mắc Phải
Post a Comment